Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thừa Thiên Huế: Mở rộng diện tích trồng sen đạt hiệu quả kinh tế cao

Hồng Phúc - 14:40, 28/05/2021

Thừa Thiên Huế đã, đang và sẽ tiếp tục khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai để mở rộng diện tích trồng sen đạt hiệu quả kinh tế cao; Góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân.

Nông dân huyện Phong Điền thu hoạch sen. (Ảnh: Tường Vi - TTXVN)
Nông dân huyện Phong Điền thu hoạch sen. (Ảnh: Tường Vi - TTXVN)

Những năm qua, nhờ những chính sách khuyến nông, người dân tại nhiều địa phương ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, đất trũng bỏ hoang sang trồng sen với tổng diện tích khoảng 650ha. Kết quả, cây sen đã mang lại năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Nhờ vậy, người nông dân có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tại huyện Phong Điền, diện tích trồng sen hiện được mở rộng khoảng 355ha, tập trung ở các xã Phong Hiền, Phong An, Phong Thu, Phong Hòa, Phong Chương, thị trấn Phong Điền... Ông Hoàng Độ là một trong những hộ dân đầu tiên ở vùng Phong Điền mang cây sen về trồng. Ông cho biết, hơn 25 năm trồng sen đã có trong tay 15ha sen, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Hiện ông vẫn không ngừng phát triển diện tích trồng. “Cứ bình quân 1 sào thu được 1,5 tạ hạt sen với giá bán (thời cao điểm) là 55-60 nghìn đồng/kg. Việc trồng sen luôn có nguồn giống chủ động, ít công chăm sóc, thương lái thu mua tận ruộng nên lãi rất cao”, ông Độ thổ lộ.

Gia đình ông Trương Duy Hòa (ở thị trấn Phong Điền) cũng đã chuyển đổi trồng sen từ hơn 10 năm trước, với diện tích gần 3ha. Ông Hòa cho biết, nắm bắt nhu cầu thị trường nên vụ năm 2021 gia đình ông xuống giống sen sớm hơn. Trong khi nhiều hộ chưa có sản phẩm, gia đình ông đã thu hoạch và bán hạt sen với chất lượng hạt to. Vụ sen năm nay, trung bình mỗi ngày ông bán ra thị trường hơn 200kg hạt sen với giá 80 nghìn đồng/kg (cao gấp đôi khi vào vụ). Sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình ông thu nhập trung bình khoảng 120 triệu đồng/ha, gấp từ 4-5 lần so với trồng lúa.

Còn tại huyện Quảng Điền hiện có khoảng 60ha trồng sen với hơn 200 hộ nông dân tham gia. Diện tích trồng sen tập trung chủ yếu ở thị trấn Sịa, các xã Quảng Vinh, Quảng Lợi và Quảng An. Từ năm 2021, nhờ lượng phù sa bồi đắp sau các đợt lũ nên cây sen trồng ở khu vực này phát triển đồng đều, chất lượng hạt tốt.

Gia đình ông Trần Hữu Đạo (xã Quảng An, huyện Quảng Điền) quyết định chuyển đổi sang trồng sen từ năm 2018, trên diện tích hơn 1ha đất thấp trũng trồng lúa kém hiệu quả. Theo ông Đạo, cây sen có ưu điểm dễ trồng, thích nghi với vùng đất thấp trũng, cần ít vốn đầu tư và công chăm sóc nhưng năng suất ổn định, sản phẩm dễ tiêu thụ, thương lái đến tận vườn thu mua nên lãi cao. Vụ sen năm 2021, gia đình ông thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Trồng sen cho năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao.
Trồng sen cho năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây sen mang lại, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có kế hoạch phát triển trồng sen trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, trên cơ sở phát huy lợi thế giá trị của cây sen trên địa bàn. Theo kế hoạch, tỉnh sẽ thực hiện việc mở rộng diện tích trồng mới cây sen, đến năm 2025 ổn định diện tích đạt 745ha. Trong đó, sen cao sản lấy hạt khoảng 85 - 90% diện tích, sen địa phương (sen Huế) từ 10-15% diện tích; năng suất bình quân 18-20 tạ/ha, sản lượng ước đạt khoảng 1.200-1.400 tấn hạt/năm.

Thời gian tới, Trung tâm khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ triển khai các giải pháp như đào tạo, tập huấn cho các hộ nông dân nhằm nâng cao trình độ về kỹ thuật thâm canh bền vững cây sen. Tỉnh sẽ chú trọng các hoạt động nghiên cứu khoa học để xác định biện pháp phòng trừ có hiệu quả cao nhất đối với các đối tượng dịch hại đang phát sinh gây hại trên các vùng trồng sen ở các địa phương; tuyển chọn giống sen có năng suất, chất lượng để trồng sẽ được ưu tiên.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng sẽ có những chính sách khuyến khích phát triển liên kết hộ nông dân với các đơn vị để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ sen; phát triển hệ thống phân phối trên thị trường, đặc biệt là kết nối hệ thống các siêu thị, các điểm du lịch… làm cầu nối để tiêu thụ sản phẩm sen của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.