Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thủ tướng tới Thủ đô Vientiane (Lào) dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế

PV - 22:15, 04/04/2023

Đúng 18h25 ngày 4/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay, Thủ đô Vientiane, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào để dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone.

Thủ tướng tới Thủ đô Vientiane (Lào) dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế  - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam tới sân bay quốc tế Wattay, Thủ đô Vientiane, CHDCND Lào để dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ra sân bay đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam có Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng Lào Alounxai Sounnalath; Thứ trưởng Bộ Năng lượng mỏ Lào XayNhakhone; Phó Đô trưởng Vientiane Phukhong Bannavong; Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao Lào Phongsavan Xisulath; Vụ trưởng vụ Lễ tân, Bộ Ngoại giao Lào Amphay Kindavong; Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng và cán bộ các cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào.

Cùng với dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên toàn thể, trong chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong Quốc tế lần thứ 4, Thủ tướng Phạm Minh Chính có các cuộc gặp song phương, đa phương với đại diện các nước thành viên Ủy hội sông Mekong.

Ủy hội sông Mekong quốc tế là tổ chức có vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy, hỗ trợ, hợp tác, điều phối trong phát triển vì lợi ích bền vững của tất cả các quốc gia ven sông và ngăn ngừa sử dụng lãng phí nước trong lưu vực sông Mekong.

Sự tham dự Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thể hiện cam kết chính trị và vai trò của Việt Nam - một quốc gia thành viên hết sức tích cực và xây dựng trong tham gia các hoạt động của Ủy hội trên tất cả các cấp và diễn đàn, từ cấp cao tới cấp bộ trưởng, Ủy ban Liên hợp, nhóm công tác… trên tất cả các lĩnh vực hợp tác thông qua các sáng kiến, vận động, thúc đẩy và các đóng góp vượt bậc về tài chính, thông tin số liệu, chuyên gia…

Cùng với đó, khẳng định Việt Nam là quốc gia thành viên đi đầu trong nỗ lực nâng cao hình ảnh, vị thế và tầm quan trọng của hợp tác trong Ủy hội trên các diễn đàn quốc tế và đa phương; luôn đề cao tinh thần đoàn kết hợp tác giữa các quốc gia sông Mekong, đóng góp vào ổn định và hợp tác khu vực; quan tâm lợi ích chính đáng của tất cả các quốc gia sông Mekong; thúc đẩy hợp tác với các quốc gia thượng nguồn.

Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tham gia vào các hoạt động của Ủy hội một cách chủ động, tích cực và xây dựng nhằm góp phần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Hiệp định Mekong năm 1995, phát huy "tinh thần hợp tác Mekong", vì lợi ích hợp pháp, chính đáng của tất cả các quốc gia và người dân sinh sống trong lưu vực; bảo đảm hài hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau; tất cả vì mục tiêu chung là phát triển bền vững lưu vực sông Mekong, không để ai bị bỏ lại phía sau. 

Chùm ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam tới sân bay quốc tế Wattay, Thủ đô Vientiane 

Thủ tướng tới Thủ đô Vientiane (Lào) dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế  - Ảnh 2.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng tới Thủ đô Vientiane (Lào) dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế  - Ảnh 3.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng tới Thủ đô Vientiane (Lào) dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế  - Ảnh 4.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng tới Thủ đô Vientiane (Lào) dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế  - Ảnh 5.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.