Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard

PV - 21:10, 18/03/2022

Chiều ngày 18/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard và các chuyên gia Đại học Fulbright Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao đóng góp của ông Thomas Vallely trong việc thành lập Đại học Fulbright Việt Nam và chúc mừng Đại học Fulbright đạt nhiều kết quả tích cực về đào tạo và nghiên cứu. Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm, tạo thuận lợi để Đại học Fulbright vươn lên trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.

Ghi nhận những quan tâm và khuyến nghị của ông Thomas Vallely và Đoàn chuyên gia về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam theo hướng bền vững, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam đặt trọng tâm vào việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, xác định nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá.

Trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh các chính sách, giải pháp nhằm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên xây dựng thể chế, cơ chế chính sách tạo lập các nền tảng cho tăng trưởng bền vững và lâu dài. Trong đó, xác định phát huy tối đa nhân tố con người; con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển. Đồng thời cũng xác định, thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam rất coi trọng tăng cường đối thoại, trao đổi, tư vấn chính sách về kinh tế - phát triển với các trung tâm nghiên cứu hàng đầu của thế giới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam rất coi trọng tăng cường đối thoại, trao đổi, tư vấn chính sách về kinh tế - phát triển với các trung tâm nghiên cứu hàng đầu của thế giới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cũng chia sẻ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, chương trình phòng chống dịch COVID-19; cách tiếp cận toàn dân, toàn cầu và bảo đảm công bằng, công lý của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu.

Để hiện thực hóa các mục tiêu và quan điểm phát triển, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ Việt Nam rất coi trọng tăng cường đối thoại, trao đổi, tư vấn chính sách về kinh tế - phát triển với các trung tâm nghiên cứu hàng đầu của thế giới.

Thủ tướng đánh giá cao đề xuất của ông Thomas Vallely về việc Đại học Harvard và Đại học Fulbright phối hợp với các cơ quan Chính phủ Việt Nam nghiên cứu tổ chức Chương trình Lãnh đạo quản lý cao cấp Việt Nam (VELP) để trao đổi, đối thoại về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, Chương trình cần bảo đảm các yêu cầu về chất lượng và hiệu quả, bám sát các ưu tiên về phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các mục tiêu phát triển dài hạn của Việt Nam.

Theo đó, Thủ tướng gợi ý một số nội dung trao đổi, thảo luận trong khuôn khổ Chương trình như thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển năng lượng bền vững, các giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng cường hợp tác công tư để huy động các nguồn lực, trong đó cần chú trọng đưa ra các khuyến nghị giải pháp và hành động để Chính phủ Việt Nam tham khảo trong quá trình điều hành kinh tế - xã hội.   

Thủ tướng đánh giá cao đề xuất của ông Thomas Vallely về việc Đại học Harvard và Đại học Fulbright phối hợp với các cơ quan Chính phủ Việt Nam nghiên cứu tổ chức Chương trình VELP - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đánh giá cao đề xuất của ông Thomas Vallely về việc Đại học Harvard và Đại học Fulbright phối hợp với các cơ quan Chính phủ Việt Nam nghiên cứu tổ chức Chương trình VELP - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Thomas Vallely cảm ơn Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan Chính phủ và các địa phương của Việt Nam đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Đại học Fulbright Việt Nam trong thời gian qua.

Đại học Harvard và Đại học Fulbright rất mong muốn tiếp tục góp phần thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Trong thời gian tới, Đại học Fulbright sẽ nỗ lực nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng để trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao tại Việt Nam và trong khu vực.

Ông Thomas Vallely chia sẻ trong những năm qua, Đại học Harvard và Đại học Fulbright đã phối hợp các cơ quan Việt Nam tổ chức thành công 7 Chương trình Lãnh đạo quản lý cao cấp nhằm trao đổi về các vấn đề kinh tế - phát triển toàn cầu và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam như tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chính sách phát triển công nghiệp, giáo dục, nông thôn, hoàn thiện thể chế kinh tế, pháp luật và tư pháp…

Ông Thomas Vallely mong muốn phối hợp với Chính phủ Việt Nam tổ chức Chương trình Lãnh đạo quản lý cao cấp trong năm 2022, gắn với các ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam theo gợi ý của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Ông Thomas Vallely đánh giá cao các mục tiêu, cam kết rất mạnh mẽ với quyết tâm cao của Việt Nam tại COP26; khẳng định sẽ tích cực ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam trong triển khai các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh, mong Việt Nam trở thành một hình mẫu trên thế giới và truyền cảm hứng cho các quốc gia đang phát triển khác trong lĩnh vực này./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.