Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tư pháp Lào

PV - 08:45, 23/08/2022

Chiều 22/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tư pháp Lào Phayvy Siboualypha dẫn đầu Đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Lào sang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tư pháp Lào - Ảnh 1. Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tư pháp Lào Phayvy Siboualypha - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tư pháp Lào - Ảnh 1. Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tư pháp Lào Phayvy Siboualypha - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao kết quả Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam và Lào; tin tưởng Bộ Tư pháp hai nước sẽ tổ chức thành công lễ kỷ niệm 40 năm quan hệ hợp tác pháp luật, tư pháp và Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào mở rộng lần thứ V, đóng góp vào thành công của năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022.

Thủ tướng nhắc lại cột mốc lịch sử quan trọng, tạo ra sự đột phá trong quan hệ hợp tác hai nước khi vào tháng 02/2019, trong chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới CHDCND Lào, hai nước đã nhất trí nâng cấp từ mối quan hệ "hữu nghị truyền thống" lên thành quan hệ "hữu nghị vĩ đại".

Thủ tướng nhấn mạnh, quan hệ hợp tác giữa hai nước trong những năm qua ngày càng phát triển thực chất, sâu rộng hơn, hiệu quả hơn, đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực; hai bên cũng tích cực hỗ trợ, hợp tác xử lý các vấn đề kinh tế-xã hội đặt ra trong bối cảnh tình hình có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ vừa qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời thăm hỏi thắm tình đồng chí, anh em tới các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào; thông báo những nét chính về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam.

Thủ tướng đánh giá cao kết quả hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Lào trong 40 năm qua, đóng góp không nhỏ vào công cuộc hoàn thiện pháp luật, hướng tới cải cách pháp luật của hai Bộ Tư pháp nói riêng và giữa hai Đảng, hai Nhà nước và hai Chính phủ Việt Nam-Lào nói chung; khẳng định Việt Nam luôn coi công tác hoàn thiện thể chế là một trong 3 khâu đột phá chiến lược theo đúng tinh thần Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII, XIII.

Thủ tướng khẳng định ủng hộ quan hệ hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp, Việt Nam sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Lào trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, nhất là thúc đẩy hợp tác đào tạo nguồn nhân lực... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng khẳng định ủng hộ quan hệ hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp, Việt Nam sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Lào trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, nhất là thúc đẩy hợp tác đào tạo nguồn nhân lực... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong thời gian tới, trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới được dự báo tiếp tục có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ, Thủ tướng đề nghị hai nước đoàn kết, thống nhất hơn nữa để vượt qua khó khăn, thách thức, tích cực phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả các thỏa thuận đã đạt được, thúc đẩy quan hệ "hữu nghị vĩ đại", đặc biệt, có một không hai giữa hai nước Việt Nam-Lào ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn nữa, góp phần giúp mỗi nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, trong đó có việc khuyến khích doanh nghiệp hai nước hợp tác, đầu tư sang mỗi bên.

Thủ tướng khẳng định ủng hộ quan hệ hợp tác giữa hai Bộ Tư pháp, Việt Nam sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Lào trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, nhất là thúc đẩy hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, phía Lào tăng cường cử thêm sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh sang đào tạo luật tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm trong việc hoàn thiện thể chế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đề nghị hai Bộ trưởng nghiên cứu cách thức triển khai cụ thể, phù hợp, hiệu quả hơn nữa.

Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cũng đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ, tích cực giải quyết những vấn đề chung liên quan tới quốc tịch của người dân sống gần biên giới chung của hai nước; tiếp tục ủng hộ nhau trên các diễn đàn pháp luật đa phương và khu vực.

Bộ trưởng Tư pháp Lào Phayvy Siboualypha khẳng định Lào luôn coi trọng, mong muốn giữ gìn, vun đắp và phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại và đoàn kết đặc biệt Lào-Việt Nam đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, mang lại lợi ích cho nhân dân mỗi nước.

Bộ trưởng Phayvy Siboualypha cảm ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn dành cho Lào sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, kịp thời và có hiệu quả từ trước đến nay, trong đó có lĩnh vực pháp luật và tư pháp; thông báo những kết quả trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam; cho biết sẽ tích cực triển khai các chỉ đạo, thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước về hợp tác pháp luật và tư pháp, góp phần thúc đẩy quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.