Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

PV - 20:35, 25/07/2024

Chiều 25/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp thân mật với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Hun Sen nhân dịp Chủ tịch sang dự lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Hun Sen nhân dịp Chủ tịch sang dự lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Hun Sen nhân dịp Chủ tịch sang dự lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính chân thành cảm ơn Chủ tịch Hun Sen và Đoàn đại biểu cấp cao Campuchia, cho biết Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam hết sức xúc động khi nhận được những lời chia buồn sâu sắc từ Quốc vương, Đảng Nhân dân Campuchia, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ và nhiều cơ quan, tổ chức của Campuchia về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần.

Thủ tướng khẳng định, đây là sự động viên lớn đối với Nhân dân Việt Nam, thể hiện tình cảm chân thành, gắn bó của Campuchia, trong đó có tình cảm đặc biệt của cá nhân Chủ tịch Hun Sen đối với cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thủ tướng mong hai nước sẽ có hình thức tuyên truyền sâu rộng về nghĩa cử cao đẹp này để các tầng lớp Nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ hiểu được truyền thống cao đẹp giữa hai dân tộc để cùng chung tay vun đắp hơn nữa cho quan hệ hai nước.

Chủ tịch Hun Sen cho rằng sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là mất mát to lớn đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam cũng như đối với lãnh đạo và Nhân dân Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, quan hệ hữu nghị Việt Nam-Campuchia không ngừng củng cố và phát triển, đem lại lợi ích to lớn cho Nhân dân hai nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn ủng hộ Campuchia phát triển hòa bình, ổn định, thịnh vượng và coi đó là lợi ích của chính Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn ủng hộ Campuchia phát triển hòa bình, ổn định, thịnh vượng và coi đó là lợi ích của chính Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đánh giá cao những thành tựu hợp tác đã đạt được trong thời gian qua, hai bên khẳng định truyền thống lịch sử quan hệ hai Đảng, hai nước và Nhân dân hai nước là quy luật sống còn, là nhân tố khách quan bảo đảm sự thắng lợi của cách mạng mỗi nước. Thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước không ngừng củng cố và phát triển. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì tiếp xúc, trao đổi thường xuyên trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội. Các cơ chế hợp tác giữa hai nước được tổ chức đều đặn và tiếp tục phát huy hiệu quả.

Nhằm đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới, hai bên nhất trí tiếp tục củng cố và tăng cường sự gắn bó, tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai Nhà nước, phối hợp thực hiện tốt các tuyên bố chung, hiệp định, thỏa thuận hợp tác, mở rộng trao đổi đoàn, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, phát huy các cơ chế hợp tác sẵn có cũng như thúc đẩy hợp tác, giao lưu giữa các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể Nhân dân.

Hai bên nhất trí đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước về truyền thống quan hệ tốt đẹp Việt Nam-Campuchia, đồng thời đấu tranh với các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch chống phá, chia rẽ quan hệ hai nước. Chủ tịch Hun Sen khẳng định, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Campuchia sẽ tiếp tục vun đắp cho mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trên cơ sở những di sản quý báu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định nguyên tắc không cho phép bất cứ thế lực thù địch nào sử dụng lãnh thổ nước này để chống phá nước kia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định nguyên tắc không cho phép bất cứ thế lực thù địch nào sử dụng lãnh thổ nước này để chống phá nước kia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhấn mạnh hợp tác an ninh-quốc phòng luôn là rường cột trong quan hệ hai nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn ủng hộ Campuchia phát triển hòa bình, ổn định, thịnh vượng và coi đó là lợi ích của chính Việt Nam. Hai bên tái khẳng định nguyên tắc không cho phép bất cứ thế lực thù địch nào sử dụng lãnh thổ nước này để chống phá nước kia; nhất trí chủ động phối hợp ứng phó không để bị động, bất ngỡ trong mọi tình huống; xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia hòa bình, ổn định và phát triển bền vững, quản lý tốt và thúc đẩy giải quyết vấn đề phân giới, cắm mốc biên giới trên bộ, tăng cường phối hợp giữa lực lượng chấp pháp trên bộ và trên biển, kịp thời xử lý thỏa đáng các vấn đề phát sinh.

Hai bên nhất trí tăng cường kết nối hai nền kinh tế, đẩy mạnh thương mại biên giới, hợp tác phát triển kinh tế khu vực giáp biên, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp hai nước.

Cảm ơn Chủ tịch Hun Sen và chính quyền Campuchia đã luôn quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia trong thời gian qua, nhất là liên quan đến giấy tờ pháp lý, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong Chủ tịch Hun Sen quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục tạo điều kiện cho người đã đủ điều kiện được nhập quốc tịch; tháo gỡ khó khăn đối với các loại giấy tờ hành chính, cho phép tất cả các trẻ em có giấy khai sinh được đi học tại các trường công của Campuchia; bảo đảm các quyền lợi chính đáng cho người gốc Việt đã có thẻ thường trú ngoại kiều; bảo đảm các điều kiện an sinh cơ bản và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người gốc Việt ở khu vực Biển Hồ.

Hai bên nhất trí tăng cường kết nối hai nền kinh tế, đẩy mạnh thương mại biên giới, hợp tác phát triển kinh tế khu vực giáp biên, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp hai nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hai bên nhất trí tăng cường kết nối hai nền kinh tế, đẩy mạnh thương mại biên giới, hợp tác phát triển kinh tế khu vực giáp biên, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp hai nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về quan hệ Campuchia-Lào-Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn ví quan hệ giữa ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam vững chắc như chiếc kiềng ba chân. Thực tiễn lịch sử đấu tranh giành độc lập, cũng như bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế đã khẳng định việc không ngừng củng cố, thắt chặt quan hệ hợp tác giữa ba nước là nhu cầu tất yếu khách quan, đồng thời có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

Thủ tướng cho rằng, Hội nghị cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) lần thứ 12 tại Campuchia cuối năm 2024 với thành phần mở rộng hơn gồm nhiều địa phương hơn, sẽ là dịp để ba nước cùng trao đổi và thống nhất giải pháp nhằm tăng cường hợp tác hiệu quả, vì lợi ích của mỗi nước và cả ba nước.

Nhân dịp này, hai bên nhất trí tăng cường giao lưu giữa thế hệ trẻ ba nước, trong đó có việc mở rộng thành phần tham dự Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo trẻ các tỉnh biên giới khu vực Tam giác phát triển CLV.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.