Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đắk Lắk cần có những giải pháp để phát huy thế mạnh của tỉnh

PV - 14:06, 10/12/2018

Chiều 8/12, tại thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk, trước thềm hội nghị về giải quyết tình trạng di dân tự do và quản lý đất đai các nông, lâm trường quốc doanh diễn ra 9/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Đắk Lắk về tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nguyễn Xuân Phúc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc.

Tham dự buổi làm việc với tỉnh Đắk Lắk còn có: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước Nguyễn Hoàng Anh cùng đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan.

Báo cáo với Thủ tướng và đoàn công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị cho biết: Trong năm 2018, tất cả các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh đề ra đều vượt và đạt kế hoạch, trong đó nổi bật là chỉ tiêu huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh với gần 28.000 tỉ đồng, vượt kế hoạch đề ra. Môi trường kêu gọi đầu tư, hỗ trợ kinh doanh đã được cải thiện; hàng tuẩn tổ chức buổi cà phê doanh nhân để lắng nghe, tháo gỡ  khó khăn cho các doanh nghiệp. Nhờ đó, trong năm, tỉnh đã thu hút được 60 dự án với tổng vốn đăng ký là 9.300 tỉ đồng. Trong năm 2019, dự kiến sẽ có 5 dự án điện năng lượng mặt trời đi vào hoạt động với số vốn hàng chục ngàn tỉ đồng…

Về nhiệm vụ năm 2019, ông Phạm Ngọc Nghị cho biết tỉnh phấn đấu sẽ thu ngân sách hơn 6.800 tỉ đồng, tỉ lệ hộ nghèo giảm 3,46%, số người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 92,5%... Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cũng cho biết, tiềm năng năng lượng tái tạo ở tỉnh rất lớn, cụ thể có thể phát triển điện năng lượng mặt trời lên tới 16.000MWp (đứng thứ 2 cả nước, sau tỉnh Ninh Thuận). Đến nay đã hoàn thành 6 dự án điện năng lượng mặt trời với tổng công suất 969MWp, chủ yếu tập trung ở hai huyện biên giới Ea Súp, Buôn Đôn.

Chủ tịch UBND tỉnh kiến nghị Thủ tướng và các Bộ, ngành cho phép Đắk Lắk được áp dụng hưởng giá điện mặt trời theo quyết định số 11/2017 của Thủ tướng Chính Phủ đến hết năm 2020 như đã áp dụng với tỉnh Ninh Thuận (Quyết định áp dụng giá điện chỉ đến 30/6/2019). Đồng thời đề nghị Chính phủ cho điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án Hồ chứa nước Krông Pắch Thượng (hơn 5.700 tỉ đồng); bố trí vốn cho dự án đường phía đông TP. Buôn Ma Thuột (2.400 tỉ đồng); bố trí vốn còn thiếu của 17 dự án ổn định di dân ngoài kế hoạch với khoảng 200 tỉ đồng. Ngoài ra, chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cũng kiến nghị Chính phủ về một số nội dung liên quan đến quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông lâm trường mà người dân đã lấn chiếm, xâm canh để bố trí đất ở, đất sản xuất; hỗ trợ hơn 250 tỉ đồng để thực hiện đo đạc các diện tích đất có nguồn gốc từ nông lâm trường…

Nguyễn Xuân Phúc Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến phát biểu tại buổi làm việc.

Lắng nghe các nội dung tỉnh báo cáo, kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh của tỉnh Đắk Lắk. Trong đó, nổi bật là tốc độ tăng trưởng khá, thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra, môi trường đầu tư từng bước được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Thủ tướng nhấn mạnh, Đắk Lắk có những thế mạnh rất lớn về điều kiện tự nhiên với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi mà không phải địa phương nào cũng có được. Tuy nhiên, sự phát triển của Đắk Lắk hiện nay chưa xứng tầm với những thế mạnh đó. Các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, công nghiệp đều chưa đủ phát triển để trở thành những “quả đấm thép” của nền kinh tế. Đắk Lắk cùng với các Bộ, ngành Trung ương cần phải có những giải pháp để phát huy những thế mạnh của tỉnh. Trong đó, cần chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng về du lịch, lấy sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa là trụ cột để phát triển du lịch. Tỉnh cũng cần chú trọng việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, phát huy thế mạnh về du lịch sinh thái.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các Bộ, ngành Trung ương cũng đã ghi nhận và giải đáp một số kiến nghị của tỉnh Đắk Lắk về các nội dung: cần có cơ chế đặc thù về giá điện đối với các dự án nhà máy năng lượng mặt trời triển khai tại Đắk Lắk; đầu tư xây dựng cửa khẩu Đắk Ruê giữa Đắk Lắk và tỉnh Mondulkiri (Campuchia) nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển thương mại, dịch vụ khu vực biên giới hai nước; bố trí nguồn vốn tiếp tục thực hiện Dự án giải quyết vấn đề dân di cư tự do; bổ sung kinh phí đầu tư xây dựng tuyến tránh thành phố Buôn Ma Thuột; cần có cơ chế đặc thù đối với biên chế ngành giáo dục đối với những địa phương khu vực khó khăn như Đắk Lắk …

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển của Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và ghi nhận những cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đăk Lắk đã đoàn kết, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào. Đây là tiền đề, cơ sở để tỉnh tiếp tục thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2019 và những năm tiếp theo.

LÊ PHƯƠNG - LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.