Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thủ tướng khảo sát thực địa, tháo gỡ nút thắt lớn nhất với khu kinh tế động lực của Trà Vinh

PV - 15:00, 15/10/2023

Sáng 15/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã khảo sát thực địa tại Khu kinh tế Định An, tỉnh Trà Vinh.

Thủ tướng khảo sát thực địa, tháo gỡ nút thắt lớn nhất với khu kinh tế động lực của Trà Vinh - Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã khảo sát thực địa tại Khu kinh tế Định An, tỉnh Trà Vinh

Khu kinh tế Định An nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Trà Vinh, giáp biển và sông Hậu, thuộc địa phận của hai huyện Trà Cú và Duyên Hải. Diện tích tự nhiên 39.020 ha, thực hiện giai đoạn 1 đến năm 2020 là 15.403,7 ha.

Theo Quy hoạch tỉnh Trà Vinh tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh sẽ phát triển Khu kinh tế Định An thành khu kinh tế động lực của tỉnh và của vùng ĐBSCL với tính chất tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực.

Theo tỉnh Trà Vinh, Khu kinh tế Định An có nhiều lợi thế, như vị trí mặt giáp biển 42 km, có cảng nước sâu và luồng tàu qua kênh đào Trà Vinh, nằm trên đầu mối giao thông liên vùng, như Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, Quốc lộ 60, tuyến đường bộ ven biển… Trung tâm Điện lực Duyên Hải với công suất 4.400 MW là nguồn cấp điện ổn định.

Theo Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Trà Vinh sẽ phát triển Khu kinh tế Định An thành khu kinh tế động lực của tỉnh và của vùng ĐBSCL - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Trà Vinh sẽ phát triển Khu kinh tế Định An thành khu kinh tế động lực của tỉnh và của vùng ĐBSCL - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ban Quản lý Khu kinh tế Trà Vinh sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư vào Khu kinh tế Định An. Ngoài những ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam về đất đai, thuế,… tỉnh còn thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ nhà đầu tư, như đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu; hỗ trợ đào tạo lao động… Đặc biệt các thủ tục đầu tư tại Khu kinh tế Định An được thực hiện theo cơ chế “Một cửa, một cửa liên thông” và Ban Quản lý Khu kinh tế là cơ quan đầu mối để giải quyết.

Tuy nhiên, theo thông tin từ cuộc khảo sát, Khu kinh tế Định An cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thách thức cần giải quyết là kết nối hạ tầng giao thông chiến lược giữa Trà Vinh với các tỉnh bên cạnh, như Sóc Trăng, Bến Tre và khu vực.

Thủ tướng khảo sát thực địa, tháo gỡ nút thắt lớn nhất với khu kinh tế động lực của Trà Vinh - Ảnh 3.
Thủ tướng cho rằng, bài toán lớn với Trà Vinh và Khu kinh tế Định An là cần nghiên cứu quy hoạch, đầu tư xây dựng các cầu lớn kết nối tuyến đường ven biển và cảng biển nước sâu cho Trà Vinh... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cho rằng, bài toán lớn với Trà Vinh và Khu kinh tế Định An là cần nghiên cứu quy hoạch, đầu tư xây dựng các cầu lớn kết nối tuyến đường ven biển và cảng biển nước sâu cho Trà Vinh... bảo đảm tối ưu nhất, hiệu quả nhất. Ngoài cầu Đại Ngãi kết nối Trà Vinh-Sóc Trăng vừa khởi công, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các cơ quan, địa phương nghiên cứu việc xây dựng cầu Cổ Chiên 2 kết nối Trà Vinh-Bến Tre. 

Thủ tướng yêu cầu tỉnh tập trung nguồn lực, tăng thu tiết kiệm chi, cùng Trung ương triển khai các dự án này theo hình thức đầu tư phù hợp với quyết tâm cao nhất. Khi hoàn thành, các công trình sẽ tạo đột phá trong thu hút đầu tư vào khu vực này, nhất là Khu kinh tế Định An.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.