Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thủ tướng khảo sát dự án thủy nông lớn nhất Nghệ An đang chậm tiến độ

PV - 20:05, 23/07/2022

Chiều 23/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tới khảo sát dự án hồ thủy lợi Bản Mồng - công trình thủy nông lớn nhất Nghệ An, được phê duyệt từ năm 2009 với kinh phí 3.700 tỷ đồng nhưng tới nay vẫn chưa hoàn thành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác khảo sát dự án hồ thủy lợi Bản Mồng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác khảo sát dự án hồ thủy lợi Bản Mồng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự án hồ thủy lợi Bản Mồng xây dựng trên thượng nguồn sông Hiếu thuộc địa phận xã Yên Hợp, Quỳ Hợp (Nghệ An). Lòng hồ rộng 25 km2, chủ yếu nằm tại huyện Quỳ Châu (Nghệ An) và một phần thuộc huyện Như Xuân (Thanh Hóa), sức chứa 225 triệu m3 nước.

Đây là dự án đa mục tiêu, có nhiệm vụ cấp nước tưới cho gần 19.000 ha ven sông Hiếu, cấp nước cho sông Cả về mùa kiệt với lưu lượng khoảng 22 m3/s và cho công nghiệp dân sinh, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra còn tham gia phát điện, cải tạo môi trường, đồng thời kết hợp giảm một phần lũ cho khu vực hạ du sông Hiếu.

Thủ tướng nêu rõ, một trong những nguyên nhân dẫn tới dự án kéo dài, không đúng tiến độ, không hoàn thành dứt điểm, gây lãng phí là do việc phân bổ vốn đầu tư công dàn trải, manh mún, không trọng tâm, trọng điểm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nêu rõ, một trong những nguyên nhân dẫn tới dự án kéo dài, không đúng tiến độ, không hoàn thành dứt điểm, gây lãng phí là do việc phân bổ vốn đầu tư công dàn trải, manh mún, không trọng tâm, trọng điểm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự án hồ thủy lợi Bản Mồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt năm 2009 bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, số vốn được phê duyệt là khoảng 3.700 tỷ đồng (trong đó có khoảng 1.500 tỷ đồng cho đền bù tái định cư, giải phóng mặt bằng - chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An). Hiện, Dự án đã hoàn thiện hơn 95% công trình.

Báo cáo Thủ tướng, các đơn vị nêu một số nguyên nhân khiến dự án chưa đi vào hoạt động sau nhiều năm. Cụ thể là vướng mắc về pháp lý khi Luật Đầu tư công năm 2019 không có quy định chuyển tiếp với các dự án trước đây được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư (nhưng không có quyết định chủ trương đầu tư), nay cần được phê duyệt bổ sung vốn đầu tư.

Trong khi đó, hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đề xuất các cơ quan có thẩm quyền bổ sung thêm vốn cho công trình, gồm kinh phí bổ sung cho giải phóng mặt bằng (chủ yếu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa) và kinh phí bổ sung cho phần xây lắp.

Theo báo cáo, hiện các cơ quan đã bố trí được vốn cho các công việc trên, nhưng do vướng mắc pháp lý như trên nên chưa thể triển khai.

Dự án hồ thủy lợi Bản Mồng đã hoàn thiện hơn 95% phần công trình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Dự án hồ thủy lợi Bản Mồng đã hoàn thiện hơn 95% phần công trình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Mặt khác, Bộ cũng đang trình các cơ quan có thẩm quyền dự án xây dựng hệ thống kênh dẫn nước (được tách thành dự án độc lập) với kinh phí khoảng 1.800 tỷ đồng.

Sau khi nghe báo cáo, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, một trong những nguyên nhân dẫn tới dự án kéo dài, không đúng tiến độ, không hoàn thành dứt điểm, gây lãng phí là do việc phân bổ vốn đầu tư công dàn trải, manh mún, không trọng tâm, trọng điểm.

Thực tiễn đang đặt ra bài toán khi có khoảng trống về pháp lý liên quan tới Luật Đầu tư công, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát các quy định của pháp luật, báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét phương án xử lý các vướng mắc về mặt pháp lý.

Đồng thời, triển khai các công việc cần thiết theo quy định để khẩn trương hoàn thành trong thời gian sớm nhất hệ thống kênh mương để phát huy hiệu quả của dự án. Cùng với đó, Thủ tướng đề nghị các cơ quan mời lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tham dự cuộc làm việc sắp tới để tham gia giải quyết vấn đề liên quan tới đền bù tái định cư, giải phóng mặt bằng cho dự án. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.