Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thủ tướng dự kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam

PV - 10:25, 27/08/2020

Sáng 27/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2020) và Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025.

Thủ tướng dự kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam
Thủ tướng dự kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam 1
Thủ tướng dự kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam 2
Thủ tướng dự kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng dự kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Dự Lễ kỷ niệm có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động và Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu; các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao qua các thời kỳ...

Ngày 28/8/1945, cùng với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng được thành lập và vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp dẫn dắt và chỉ đạo trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên.

Từ thời điểm đó, nền ngoại giao của nước Việt Nam hiện đại luôn đóng vai trò tiên phong, đồng hành cùng đất nước trong mọi chặng đường cách mạng của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thấm nhuần tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và lời dặn của Người về việc Ngoại giao “phải luôn vì lợi ích của dân tộc mà phục vụ”, ngành ngoại giao đã luôn hết mình, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và có những bước trưởng thành vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước kia cũng như sự nghiệp đổi mới, hội nhập và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thủ tướng dự kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam 4
Thủ tướng dự kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam 5
Thủ tướng dự kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam 6
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dự Lễ khai trương Nhà truyền thống và Bộ tranh chân dung các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dự Lễ khai trương Nhà truyền thống và Bộ tranh chân dung các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự khai trương và tham quan Nhà Truyền thống và không gian trưng bày tranh các Bộ trưởng Ngoại giao.

Nhà truyền thống Bộ Ngoại giao được khai trương đúng dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945 – 28/8/2020), tiến tới chào mừng Đại hội thi đua Bộ Ngoại giao 2020 - 2025.

Đây là nơi lưu giữ, trưng bày những hình ảnh, hiện vật và tư liệu nhằm tôn vinh truyền thống lịch sử vẻ vang của ngành ngoại giao, là “địa chỉ đỏ” cho cán bộ công chức trong Bộ cũng như ngoài Bộ đến tham quan, học tập và là không gian để tổ chức các hoạt động tập thể, giáo dục truyền thống của ngành.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi lưu bút sổ truyền thống của Nhà truyền thống Bộ Ngoại giao. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi lưu bút sổ truyền thống của Nhà truyền thống Bộ Ngoại giao. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Gần 500 tài liệu, ảnh, hiện vật và ấn phẩm được lưu trữ tại Nhà truyền thống được trưng bày một cách khoa học, theo từng thời kỳ, từ ngoại giao cách mạng trước tháng 8/1945, ngoại giao để bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ (1945-1946), ngoại giao với cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước (1947-1975), ngoại giao trong thời kỳ từ giải phóng miền nam đến tiền đổi mới (1976-1985), ngoại giao thời kỳ Đổi mới (1986-1991), cho đến ngoại giao song phương, đa phương, kinh tế, văn hóa, tuyên truyền đối ngoại, công tác biên giới, hải đảo, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, xây dựng ngành, ngoại vụ và đặc biệt, đó còn là tài liệu về 2 liệt sĩ Bộ Ngoại giao hy sinh khi làm nhiệm vụ đối ngoại.

Đây là kết quả sưu tầm từ các nguồn lưu trữ của Trung ương, Bộ Ngoại giao, Thông tấn xã Việt Nam, và từ các cán bộ ngoại giao đang công tác trong và ngoài nước.

Đặc biệt, nơi đây còn trưng bày tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, cùng các lời dạy của Người. Cùng với đó là các phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng lần 1 (1955), Huân chương Hồ Chí Minh (2010), Huân chương Sao Vàng lần 2 (2015).

Hình ảnh chân dung các Bộ trưởng ngoại giao qua các thời kỳ từ tháng 9/1945 đến nay được các nghệ sĩ vẽ tay cũng sẽ được trưng bày tại đây./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.