Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo

PV - 09:45, 04/04/2024

Sáng 4/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp của Ủy ban về "đổi mới phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo về ""đổi mới phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo về "đổi mới phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan.

Đây là phiên họp quan trọng nhằm tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục mầm non; phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, đặt nền móng cho việc hình thành phát triển các giá trị cốt lõi của con người Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 ngày 4/11/2013 của Bộ Chính trị "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", giáo dục đào tạo đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển đất nước.

Trong đó, giáo dục mầm non đã có những bước phát triển quan trọng về quy mô, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Hệ thống mạng lưới trường, lớp mầm non không ngừng được củng cố, mở rộng và phát triển đa dạng các loại hình. Tỉ lệ huy động trẻ em nhà trẻ và trẻ em mẫu giáo 3-4 tuổi, 4-5 tuổi tăng dần hằng năm. Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non dần được quy chuẩn và được đầu tư phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Bên cạnh những kết quả đạt được, giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục mầm non nói riêng vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được sớm khắc phục; còn những khó khăn, thách thức trước mắt cần sự nỗ lực lớn để vượt qua.

Thủ tướng nhấn mạnh, giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Giáo dục mầm non là bậc học dành cho lứa tuổi nhỏ nhất trong tiến trình phát triển của con người. Xây dựng, phát triển con người cần phải được đặt nền móng từ những năm đầu đời.

Thủ tướng đề nghị các đồng chí thành viên Ủy ban và các đại biểu phát biểu ý kiến, thảo luận kỹ lưỡng, từ đó xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp sát thực tiễn nhằm hiện thực hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới, phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn sắp tới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị các đồng chí thành viên Ủy ban và các đại biểu phát biểu ý kiến, thảo luận kỹ lưỡng, từ đó xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp sát thực tiễn nhằm hiện thực hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới, phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn sắp tới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Mặt khác, Đảng, Nhà nước ta đã xác định giáo dục-đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược; xây dựng và bảo vệ đất nước dựa trên 3 trụ cột (xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa), với quan điểm xuyên suốt: Con người là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, là nguồn lực, động lực phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng đơn thuần; nguồn vốn quý nhất, yếu tố quyết định là con người.

Do đó, bậc học giáo dục mầm non cần tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới căn bản, tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi, chuẩn bị nền tảng cho trẻ phát triển toàn diện và sẵn sàng cho việc học tập suốt đời, đóng góp vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ sớm, từ xa.

Vừa qua, Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 42 ngày 24/11/2023 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; tiếp tục khẳng định các quan điểm của Đảng về chính sách xã hội, trong đó có chính sách về giáo dục để phục vụ cho phát triển con người; đặt mục tiêu đến năm 2030 "Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi...".

Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị các đồng chí thành viên Ủy ban và các đại biểu dự họp phát biểu ý kiến, thảo luận kỹ lưỡng trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, xây dựng; đánh giá toàn diện về giáo dục mầm non thời gian qua: Những kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; đúc rút những bài học kinh nghiệm để từ đó xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp sát thực tiễn, trúng và đúng nhằm hiện thực hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới, phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn sắp tới.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.