Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải: Các địa phương cần rà soát, kịp thời bổ sung chính sách thiết yếu đến với đồng bào

N.Tâm - 21:55, 02/10/2020

Trong các ngày 01 và 2/10, Đoàn công tác của Uỷ ban Dân tộc (UBDT) do ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT làm Trưởng đoàn đã đến làm việc tại 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng về công tác chuần bị triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc Lê Sơn Hải phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc Lê Sơn Hải phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh

Làm việc với tỉnh Trà Vinh, Đoàn công tác đã nghe đại diện Ban Dân tộc tỉnh báo cáo tình hình thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn và công tác chuẩn bị triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Tại buổi làm việc, ông Lê Văn Hẳn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, Trà Vinh có 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố, đồng bào DTTS chiếm gần 33% dân số. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn 2 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và 64/106 xã vùng dân tộc, trong đó có 23 xã và 10 ấp ĐBKK thuộc diện đầu tư Chương trình 135; 5 xã an toàn khu và 6 xã đảo.

Trên cơ sở yêu cầu của Ủy ban Dân tộc, trước mắt tỉnh cũng đã lập báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Trong đó, đề cập một số kiến nghị xoay quanh việc bổ sung một số hạng mục cho phù hợp ở từng dự án; đồng thời Chương trình cần điều chỉnh và tăng nguồn vốn theo nhu cầu thực tế và dự trù cho việc bổ sung thêm xã an toàn khu.

“Trà Vinh là tỉnh có tỷ lệ đồng bào DTTS đông, chúng tôi quyết tâm triển khai thực hiện tốt các dự án, tạo cơ hội cho đồng bào thuộc đối tượng thụ hưởng của Chương trình tiếp cận tốt nhất quyền lợi, đồng thời đạt được mục tiêu của Chương trình đề ra”, Phó Chủ tịch nhấn mạnh.

Làm việc với tỉnh Sóc Trăng, địa phương có đông đồng bào DTTS nhất khu vực (35,41%), trong đó đông nhất là đồng bào dân tộc Khmer. Theo báo cáo của tỉnh, Sóc Trăng có 9 xã khu vực I; 56 xã khu vực II; 33 xã khu vực III; 158 ấp đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II; 14 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo và 09 xã an toàn khu

Đồng bào DTTS chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cư trú ở vùng nông thôn nên việc tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế nên đời sống còn nhiều khó khăn. Một bộ phận dân cư vẫn còn thiếu đất ở, nhà ở, điện, nước sinh hoạt. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, tỷ lệ lao động có tay nghề còn thấp. Tỷ lệ số hộ nghèo, cận nghèo cao.

Qua khảo sát và lập báo cáo khả thi thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Sóc Trăng kiến nghị: Đầu tư Trường dự bị Đại học Dân tộc đặt tại tỉnh Sóc Trăng trên sơ sở nâng cấp Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Huỳnh Cương cho con, em đồng bào DTTS được học tại khu vực để giảm chi phí; đồng thời giữ được nét văn hoá riêng của các dân tộc. Đồng bào cần được đầu tư hỗ trợ để tiếp cận được với các lĩnh công nghệ thông tin; nâng cao chất lượng y tế, giáo dục...

Thứ trưởng Lê Sơn Hải và ông Lê Văn Hẳn, Phó Chủ tịch tỉnh Trà Vinh trao quà cho 2 tập thể
Thứ trưởng Lê Sơn Hải và ông Lê Văn Hẳn, Phó Chủ tịch tỉnh Trà Vinh trao quà cho 2 tập thể

Nhấn mạnh về tầm quan trọng, ý nghĩa của Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, ông Ngô Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chia sẻ: “Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, nên đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc thiếu và yếu, từ Chương trình này sẽ mở ra cơ hội mới cho Sóc Trăng phát triển toàn về mọi mặt, để đồng bào DTTS của tỉnh Sóc trăng có cơ hội thay đổi cuộc sống tốt hơn”.

Tại các địa phương, Đoàn công tác đã ghi nhận, tổng hợp các ý kiến của địa phương; với những tiểu mục mà các ý kiến còn băn khoăn, chưa rõ, các thành viên cũng đã hướng dẫn cụ thể để giúp cho địa phương nắm rõ hơn về những quy định chung của Chương trình.

Phát biểu tại các buổi làm việc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải nhìn nhận, Sóc Trăng và Trà Vinh là những địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao trong khu vực. Việc chăm lo cho đồng bào DTTS là thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương. Vì vậy, địa phương cần nhanh chóng rà soát các nhu cầu cơ bản của đồng bào, kịp thời bổ sung chính sách thiết yếu, nhất là những chính sách liên quan đến y tế, nông nghiệp, khoa học công nghệ…; lập báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện Chương trình MTQG trên địa bàn của mình một cách cụ thể nhất, theo từng địa phương, trên cơ sở đó, UBDT sẽ có sự điều chỉnh phù hợp để trình Ban Chỉ đạo Quốc gia, Hội đồng thẩm định Quốc gia để trình Quốc hội trong thời gian tới.

Nhân chuyến công tác tại hai tỉnh Trà Vinh Và Sóc Trăng, Thứ trưởng Lê sơn Hải đã trao mỗi địa phương 2 phần quà cho tập thể; 50 phần quà cho cá nhân là hộ gia đình chính sách, hộ đồng bào DTTS khó khăn trong đợt dịch bệnh Covid -19.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.