Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thống nhất điều tra xã hội học để lấy tên dân tộc Xtiêng hay S’tiêng

PV - 11:09, 01/04/2019

Ngày 28/3, tại tỉnh Bình Phước, ông Ma Ly Phước, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh đã chủ trì buổi làm việc thống nhất lấy ý kiến tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Trung ương điều chỉnh cách viết, cách gọi tên thành phần dân tộc Xtiêng hay S’tiêng.

Quang cảnh buổi làm việc. Quang cảnh buổi làm việc.

Buổi làm việc có sự tham gia của các đơn vị: Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Lao động, Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng UBND tỉnh…

Thực tế hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước với cách gọi và thể hiện trên văn bản, thủ tục hành chính hai danh từ trên chưa thật sự thống nhất, lúc thì Xtiêng, có lúc thì S’tiêng. Vì vậy, gây rất nhiều khó khăn trong việc quản lý hộ khẩu, hộ tịch, quản lý nhân sự, con người… Do đó, cần có một sự thống nhất từ địa phương đến Trung ương.

Tại buổi làm việc, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: trong thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã có một Đề tài khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ của đồng bào S’tiêng trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào các cơ sở pháp lý của Đề tài và đã thống nhất lấy tên là S’tiêng. Quan điểm này được các đại biểu thống nhất đồng tình ủng hộ và thống nhất cao.

Theo ý kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng: Để khách quan hơn thì cần phải tiến hành cuộc điều tra xã hội học. Đặc biệt là đối với các già làng, trưởng bản, Người có uy tín của đồng bào S’tiêng. Đây là những chủ thể đại diện cho chính quyền lợi và nghĩa vụ của dân tộc họ.

Với ý kiến đề xuất trên, toàn thể các đại biểu tham dự cuộc họp đã nhất trí thống nhất thực hiện theo phương án này.

VĂN ĐOÀN

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.