Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thông điệp của Thủ tướng nhân kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hợp quốc

PV - 09:57, 22/09/2020

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đến nay, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19, từng bước phục hồi đà phát triển nhanh nền kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Ngày 21/9/2020, trong khuôn khổ Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 75 đã diễn ra Phiên họp cấp cao kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hợp quốc với sự tham dự của 137 Lãnh đạo cấp cao và 33 Bộ trưởng các nước thành viên Liên hợp quốc. Do tác động của đại dịch COVID-19, Phiên họp được tổ chức theo hình thức Lãnh đạo các nước ghi hình phát biểu trước để phát trực tiếp tại Trụ sở Liên hợp quốc (New York, Hoa Kỳ).

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có thông điệp quan trọng gửi tới Phiên họp. Toàn văn như sau:

“Thưa quý vị,

Chúng ta kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên hợp quốc vào thời điểm rất đặc biệt, khi niềm tự hào về sự lớn mạnh của Liên hợp quốc đan xen với nỗi lo lắng về bất ổn, dịch bệnh đang lan rộng trên hành tinh.

Từ tro tàn của chiến tranh, sau 75 năm, thế giới đã không phải chứng kiến thêm một cuộc chiến tranh thế giới mới. Hòa bình, hợp tác hữu nghị được vun đắp; đói nghèo, bệnh tật được đẩy lùi; cuộc sống của nhân loại được đổi thay.

Những thành quả to lớn đó không thể có được nếu không dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, không thể đạt được nếu không có Liên hợp quốc - “trung tâm điều phối hành động chung của các quốc gia”.

Thế giới đang đứng trước những thách thức chưa từng có tiền lệ. Đại dịch COVID-19, cùng với bất ổn, xung đột, cạnh tranh nước lớn, chính trị cường quyền, biến đổi khí hậu… đang đe doạ nền hoà bình và phát triển bền vững của các dân tộc.

Việt Nam có câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, thực tại càng cam go, thử thách, chúng ta càng cần đoàn kết, hợp tác, tăng cường chủ nghĩa đa phương với trung tâm là Liên hợp quốc, nghiêm túc tuân thủ Hiến chương và luật pháp quốc tế, triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia; đặt con người ở trung tâm của mọi nỗ lực phát triển để không ai bị bỏ lại phía sau.

Thưa quý vị,

Trải qua nhiều thập kỷ đấu tranh vì chân lý “không có gì quý hơn độc lập tự do” và 35 năm thực hiện tiến trình Đổi mới, lấy người dân làm trung tâm, ngày nay Việt Nam đang tự tin phát triển năng động, tái cơ cấu sâu rộng nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế, tham gia có trách nhiệm tại nhiều diễn đàn đa phương, nhất là Liên hợp quốc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Bằng nỗ lực của mình và hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, đến nay, chúng tôi đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19, từng bước phục hồi đà phát triển nhanh nền kinh tế.

Chúng tôi trân trọng cảm ơn các nước đã dành tín nhiệm cao, bầu Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và chúng tôi đang nỗ lực hết sức mình hoàn thành tốt nhất trọng trách này. Đồng thời là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam cùng các thành viên nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường, thịnh vượng.

Nhân dân Việt Nam quyết tâm cùng tất cả các dân tộc trên thế giới gìn giữ hòa bình, thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững SDG 2030 và lá cờ Việt Nam sẽ tung bay tại thêm nhiều Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trên toàn cầu.

Tôi tin rằng với quyết tâm cao và nỗ lực mạnh mẽ, chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng thế giới hòa bình và tương lai tươi sáng cho hôm nay và mai sau.

Xin trân trọng cảm ơn”.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.