Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi Lễ Kỷ niệm 60 năm OECD

Như Ý - 09:52, 15/12/2020

Nhân dịp Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (14/12/1960-14/12/2020), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có thông điệp quan trọng gửi tới Lễ Kỷ niệm được tổ chức theo hình thức trực tuyến do Tổng thống Pháp (nước đặt trụ sở OECD), Tổng thống Tây Ban Nha (Chủ tịch OECD 2020) và Tổng Thư ký OECD đồng chủ trì.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có thông điệp quan trọng gửi tới Lễ kỷ niệm. Sau đây là toàn văn thông điệp:

Thưa Ngài Emmanuel Macron, Tổng thống Cộng hoà Pháp,

Thưa Ngài Pedro Sánchez​​​​​​​, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha,

Thưa Ngài Angel Gurria, Tổng Thư ký OECD,

Thưa các nhà lãnh đạo các nước thành viên OECD và khách mời,

1. Tôi nồng nhiệt chúc mừng Lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) (ngày 14/12/1960).

Tôi đánh giá cao các thành tựu mà OECD đã đạt được qua 60 năm phát triển. Với sứ mệnh xây dựng “chính sách tốt hơn vì cuộc sống tốt đẹp hơn”, OECD đã trở thành một diễn đàn thảo luận chính sách hàng đầu thế giới, góp phần tích cực vào cải thiện chính sách kinh tế và quản trị kinh tế toàn cầu. Thông qua cách tiếp cận khoa học dựa trên dữ liệu thực tiễn, đa chiều, liên ngành, OECD đã chia sẻ với các nước đang phát triển nhiều bài học quý báu và thực tiễn tốt về thương mại – đầu tư, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và bao trùm.

2. Thế giới đang thay đổi nhanh chóng và sâu sắc. Sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0 tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, cho thấy nhiều mô hình tăng trưởng, cả ở cấp quốc gia và doanh nghiệp, không còn phù hợp. Đại dịch Covid-19 là một thách thức chưa có tiền lệ, đòi hỏi đoàn kết và phối hợp toàn cầu để xử lý.

3. Đứng trước bối cảnh mới, tôi kỳ vọng OECD tiếp tục phát huy vai trò nghiên cứu và tư vấn chính sách, thúc đẩy các động lực, mô hình tăng trưởng mới, đề cao vai trò của chủ nghĩa đa phương dựa trên luật lệ, hình thành các quy tắc, tiêu chuẩn mới trong quản trị nền kinh tế toàn cầu, nhất là kinh tế số, thương mại số, cải cách hệ thống thuế quốc tế… hướng đến thực hiện tốt các Mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm cho mọi người dân.

4. Tôi vui mừng nhận thấy quan hệ Việt Nam - OECD đang phát triển tích cực và thực chất thời gian qua. Trong giai đoạn phát triển tới, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 là nước thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Để hiện thực hoá tầm nhìn trên, bên cạnh phát huy nội lực là yếu tố quyết định, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ và đồng hành của OECD, với việc tiếp thu các thu các thông lệ tốt phù hợp để đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, chất lượng tăng trưởng, hội nhập quốc tế, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển bền vững (SDG).

5. Nhân dịp năm mới 2021, xin chúc quý vị sức khoẻ và thịnh vượng. Chúc Lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập OECD thành công tốt đẹp!

Xin trân trọng cảm ơn./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.