Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thông cáo báo chí số 7 Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

PV - 17:56, 26/10/2021

Thứ Ba, ngày 26/10/2021, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 7 theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XV, ngày 26/10/2021
Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XV, ngày 26/10/2021

Buổi sáng

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Cảnh sát cơ động. Tại phiên thảo luận, đã có 26 ý kiến đại biểu phát biểu và 7 ý kiến đại biểu tranh luận. Về cơ bản, các đại biểu Quốc hội đồng tình với nhiều nội dung trong Tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội và cho rằng, hồ sơ dự án luật đã được Ban soạn thảo chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiêm túc, công phu và tương đối đầy đủ. Đa số ý kiến đại biểu tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Cảnh sát cơ động, đồng thời đề nghị quy định của luật không được trùng lắp, mâu thuẫn, chồng chéo với các luật khác và các lực lượng khác.

Ngoài ra, tại phiên thảo luận, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về những nội dung cụ thể của dự án Luật, như: khái niệm và giải thích từ ngữ, phạm vi điều chỉnh, bố cục của dự thảo Luật; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động, trang bị của Cảnh sát cơ động; hệ thống tổ chức; quyền huy động người, phương tiện, thiết bị của Cảnh sát cơ động; quy định Cảnh sát cơ động được trang bị tàu bay để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; điều động Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ; xây dựng Cảnh sát cơ động; Hợp tác quốc tế của Cảnh sát cơ động; phối hợp của cảnh sát cơ động với cơ quan, tổ chức, lực lượng có liên quan; các hành vi bị nghiêm cấm; nghĩa vụ, trách nhiệm, chế độ, chính sách của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động; tuyển chọn công dân vào Cảnh sát cơ động; trách nhiệm quản lý nhà nước, vai trò giám sát của Quốc hội và các cơ quan Quốc hội và trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp. Kết thúc nội dung thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Buổi chiều

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Tại phiên thảo luận, đã có 26 ý kiến đại biểu phát biểu và 1 ý kiến đại biểu tranh luận. Đa số ý kiến phát biểu đánh giá cao và tán thành với nhiều nội dung trong Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Để góp phần hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về những vấn đề Chính phủ xin ý kiến liên quan đến quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; đồng thời, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về những nội dung cụ thể của dự án Luật như: tên gọi; quyền đăng ký nhãn hiệu; tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng; bảo hộ nhãn hiệu âm thanh; các điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; kiểu dáng công nghiệp; yêu cầu đối với các đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp; thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp; bảo hộ chỉ dẫn địa lý; chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ; quyền tài sản; quyền nhân thân; quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; quyền nhân thân của tác giả; giới hạn, đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan; thủ tục đăng ký quyền tác giả; bảo đảm mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tính mới của giống cây trồng; tính thống nhất, cụ thể, khả thi của dự thảo Luật;... Kết thúc nội dung thảo luận, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Thứ tư, ngày 27/10/2021: Buổi sáng, Quốc hội thảo luận trực tuyến về: i) Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng; ii) Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; iii) Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa; iv) Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Buổi chiều, Quốc hội thảo luận trực tuyến về: i) Tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020; ii) Việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong 2 năm 2019-2020./.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.