Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thông cáo báo chí Chương trình Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

PV - 21:00, 09/12/2024

Chiều 9/12, Văn phòng Quốc hội có Văn bản số 3090/VPQH-TT đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí đăng Thông cáo báo chí về dự kiến Chương trình Phiên họp thứ 40 (tháng 12/2024) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo dự kiến, Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 2 ngày 10 và 11/12, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về những nội dung sau:

Một phiên họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH)
Một phiên họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH)

1. Về công tác xây dựng pháp luật

Trong Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: (1) Xem xét, quyết định việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Ninh Bình; (2) Xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025; (3) Xem xét, thông qua Chương trình công tác năm 2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; (4) Xem xét, thông qua Pháp lệnh Chi phí tố tụng; (5) Cho ý kiến về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh; (6) Cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư.

2. Về công tác giám sát

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 11/2024 (trong đó có công tác dân nguyện tháng 10/2024).

3. Về quyết định các vấn đề quan trọng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ: (1) Xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính ngân sách, bao gồm: (i) việc bổ sung dự toán chi thường xuyên cho Ủy ban Sông Mê công Việt Nam năm 2024; (ii) bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; (iii) bổ sung dự toán chi thường xuyên cho các bộ, cơ quan Trung ương và bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024; (iv) phân bổ dự toán ngân sách Trung ương năm 2024 kinh phí xử lý bù giá trong bao tiêu sản phẩm dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn; (v) bổ sung kinh phí chi sự nghiệp khoa học, công nghệ của ngân sách Trung ương năm 2024;

(2) Đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế năm 2024; xem xét, thông qua chương trình hoạt động đối ngoại năm 2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cho ý kiến (chỉ đạo, điều hòa) về chương trình đối ngoại, hợp tác quốc tế của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các nhóm nghị sĩ hữu nghị, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước và Văn phòng Quốc hội;

(3) Xem xét, quyết định việc giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương;

(4) Xem xét, quyết định mức chi phí tổ chức và hoạt động quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổng kết Kỳ họp thứ 8 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.