Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thịt gác bếp, món ngon dự trữ của đồng bào vùng cao

SAN NGUYỄN - 13:49, 29/01/2018

Thịt hun khói (hay còn gọi là thịt gác bếp) là món ăn truyền thống của người dân vùng cao. Đây là nguồn thực phẩm dự trữ của người dân để dùng cho bữa ăn hằng ngày, hoặc khi có khách đến nhà, người ta lại bỏ ra để xào nấu đãi khách.

Thịt gác bếp là món ăn được nhiều người biết đến. Thịt gác bếp là món ăn được nhiều người biết đến.

 Nguyên liệu để chế biến thịt hun khói rất đa dạng từ thịt trâu, bò, lợn…Thịt được treo trên bếp lửa hồng để cho khô quánh lại, không bị ôi, thiu. Khi cắt miếng thịt ra để xào nấu vẫn còn màu hồng tươi của thịt nạc, phần thịt mỡ thì quánh lại khô dòn, ăn có vị thơm ngậy mà lại không béo, ngấy.

Theo chị Lò Thị Vân, dân tộc Thái ở bản Lầu, TP. Sơn La, thịt gác bếp đã có từ lâu đời với người dân vùng cao; đây cũng là một cách đơn giản để bảo quản thực phẩm lâu dài, dùng khi thời tiết khắc nghiệt, không thể xuống chợ mua bán.

Để làm món thịt này người ta thường lấy thịt bắp hoặc thịt vai của những con trâu, bò, lợn sau khi được mổ ra. Thái miếng có độ dài 25-30 cm; độ dày cũng khác nhau, khoảng từ 2-5 cm; bề ngang tuỳ theo từng thớ thịt. Ướp thịt với rượu và muối, các gia vị khác như ớt, gừng, mắc khén,... rồi cho vào bình hoặc lọ đậy nắp kín ngâm khoảng 1 tuần lễ.

Sau đó, xâu thịt lại bằng dây rừng treo lủng lẳng trên gác bếp để cách ngọn lửa chừng 20 cm trở lên tránh không cho đầu ngọn lửa bén vào làm cháy thịt. Có hơi nóng của lửa làm cho thịt rút nước khô lại, mỡ cũng tiết ra bớt, miếng thịt sẽ dần săn lại, khói than tạo thành một lớp bì bọc ngoài bảo vệ khiến cho vi khuẩn khó thâm nhập làm hỏng phần bên trong của thịt. Vì thế hương của thịt luôn giữ được mùi thơm, vị của thịt không bị ải, khi ăn thấy dai và ngọt đượm.

“Thịt có thể ăn ngay sau khi treo được một tuần, nhưng muốn ngon hơn phải để sau một tháng. Lúc ấy đem thịt xuống, ngâm với nước gạo hoặc lấy nước sôi rửa sạch, sau đó thái lát mỏng để xào nấu. Có thể chế biến ra nhiều món: luộc, rán, xào, nấu, nhưng có lẽ ngon hơn cả vẫn là món thịt xào với rau cải địa phương. Vị ngọt của thịt với vị ngọt của rau cải lẫn vào nhau, ăn vừa dai vừa giòn lại bùi bùi ngòn ngọt, không thấy ngán”, chị Vân chia sẻ.

Để làm món thịt này, thời tiết cũng là một yếu tố quan trọng, thường bắt đầu vào mùa rét là có thể làm được. Và món thịt được ăn qua mùa đông, hết mùa xuân, sang mùa hạ thì thôi không làm nữa.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.