Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Thiết bị rửa tay tự động” giúp phòng dịch Covid-19 trong trường học

Tùng Dung - 19:27, 28/02/2021

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, em Nguyễn Thành Lộc và Nguyễn Nguyên Đức, học sinh lớp 9A (Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) đã sáng chế ra thiết bị rửa tay tự động nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh trong học đường.


Thiết bị rửa tay tự động của hai em Thành Lộc và Nguyên Đức đã được ứng dụng tại trường học.
Thiết bị rửa tay tự động của hai em Thành Lộc và Nguyên Đức đã được ứng dụng tại trường học.

Chia sẻ về sáng kiến của mình, em Đức cho biết, nhận thấy dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, em cùng Lộc đã bàn bạc đưa ra các ý tưởng để sáng chế ra thiết bị rửa tay tự động. Qua khảo sát thực tế, chúng em thấy ở rất nhiều nơi đều cầm chai dung dịch để rửa tay rất bất tiện, và vẫn có nguy cơ vi khuẩn  lây lan. Vì vậy, sau nhiều lần bàn bạc, chúng em đã quyết định sáng chế thiết bị rửa tay tự động để hạn chế tối đa việc cầm, nắm các chai, lọ nước rửa tay.

Trong quá trình nghiên cứu, sáng chế của Nguyên Đức và Thành Lộc được các thầy, cô giáo trong trường tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa. Từ các kiến thức đã học, Đức và Lộc đã tìm tòi, nghiên cứu thêm các kiến thức bên ngoài, mạng Internet để vẽ mô hình, lên ý tưởng thực hiện.

Theo đó, thiết bị rửa tay tự động hoạt động bằng năng lượng mặt trời, hình dạng giống ngôi nhà với 3 chức năng chính là rửa tay bằng dung dịch khô, sấy khô và rửa tay bằng xà phòng với nước sạch. Khi có người đến, thiết bị sẽ nhận diện và phát tín hiệu nhắc nhở theo lời thoại được lưu lại trong USB cắm trực tiếp vào loa. Thiết bị hoạt động nhờ vào bộ phận cảm biến, giúp đóng ngắt mạch điện tự động. Tùy theo nhu cầu, người dùng có thể lựa chọn rửa tay dung dịch khô hay nước sạch. Đối với rửa tay bằng nước sạch, chỉ cần đưa tay vào vòi, mạch cảm biến sẽ nhận diện và tiết ra một lượng nước vừa đủ thông qua máy bơm nước được lắp đặt trong sản phẩm.

“Trước khi bắt đầu thực hiện, chúng em dự kiến chi phí để hoàn thiện sản phẩm là 3,5 triệu đồng. Tuy nhiên, nhà trường đã hỗ trợ khung bàn học, tấm pin năng lượng mặt trời 25cm x 35cm công suất 35W. Vì vậy, chúng em chỉ cần góp mỗi đứa 750.000 đồng để mua các linh kiện khác như mạch cảm biến, loa 12V, máy bơm nước 6V, quạt nhỏ 12V, dây dẫn điện, công tắc”, em Lộc cho biết.

Sau 2 tháng tìm tòi, nghiên cứu, lắp ráp, thiết bị rửa tay tự động của Thành Lộc và Nguyên Đức đã đạt giải Nhì Cuộc thi sáng tạo Khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh năm 2020-2021. Chia sẻ với chúng tôi, thầy Phan Văn Tuần, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai cho biết: Nhận thấy sản phẩm có tính ứng dụng cao và thiết thực trong thời điểm dịch bùng phát trở lại, nhà trường đã quyết định đặt thiết bị tại lối ra vào để giáo viên, học sinh rửa tay trước khi vào lớp.

“Hai em cũng là tấm gương sáng trong việc tìm tòi, sáng tạo sáng chế ra các sản phẩm, thiết bị mang tính ứng dụng cao. Hi vọng, thiết bị rửa tay tự động của hai em sẽ được các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương sử dụng tại những nơi công cộng để góp phần phòng, chống dịch Covid-19”, thầy Phan Văn Tuần chia sẻ thêm.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.