Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thị trường bất động sản Đà Nẵng: Doanh nghiệp mong cầm cự qua dịch

PV - 09:05, 21/09/2021

Kể từ thời điểm 1/5 đến nay, thị trường bất động sản (BĐS) Đà Nẵng tiếp tục rơi vào trạng thái đóng băng do dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại. Hàng loạt DN BĐS buộc phải đóng cửa hoặc chỉ cầm cự qua mùa dịch.

Thị trường BĐS Đà Nẵng đóng băng suốt 2 năm qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Ảnh: Quang Hải
Thị trường BĐS Đà Nẵng đóng băng suốt 2 năm qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Ảnh: Quang Hải

Mất thanh khoản

“Từ thời điểm 1/5 đến nay, chúng tôi không thực hiện được giao dịch nào. Công ty buộc phải đóng cửa và cho nhân viên làm cộng tác online không lương, bởi không còn nguồn nào để chi trả” - Giám đốc Công ty CP Bất động sản An Phúc Gia Ngô Công Nam, chuyên phân phối phân khúc nhà phố chia sẻ.

Trước đó, khoảng từ tháng 3/2021, thị trường BĐS Đà Nẵng có tăng trưởng trở lại sau 2 năm đóng băng với đợt sốt nhẹ, chủ yếu là đất nền ở Golden Hills, Nam Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ), Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn). Tuy nhiên, thị trường sau đó nhanh chóng đi xuống do dịch Covid-19 bùng phát trở lại.

“Do ảnh hưởng dịch bệnh nên BĐS mất thanh khoản, lượng người mua giảm 80% vì kinh doanh giảm sút. Giá nhà hiện nay ở Đà Nẵng giảm khoảng 10% so với thời điểm trước tháng 5/2021 nhưng rất khó bán. Bởi lẽ, giao dịch BĐS có giá trị lớn nên người mua tâm lý thường phải xem trực tiếp nhà đất, nhưng trong thời điểm giãn cách xã hội vì dịch, mọi thứ không thể thực hiện” - ông Nam cho biết. Cũng theo ông Nam, giao dịch online không hiệu quả vì ai cũng muốn trực tiếp xem sản phẩm.

Ông Phạm Văn Sung - Giám đốc kinh doanh Công ty CP Bất động sản Ecoreal phân tích thêm, dịch bệnh lan rộng và kéo dài, đặc biệt tại hai đầu đất nước khiến tình hình kinh tế cũng như tài chính của các nhà đầu tư bị ảnh hưởng lớn, dẫn đến dòng tiền đầu tư vào BĐS thời điểm này rất hạn chế. Đặc biệt, tâm lý nhà đầu tư vẫn còn lo lắng về các biến chủng mới của SARS-CoV-2, nguy cơ bùng phát đợt dịch mới còn cao làm cho giá trị BĐS giảm tính thanh khoản.

Mong cầm cự qua dịch

Không chỉ Đà Nẵng, dịch bệnh lan rộng tại nhiều tỉnh, thành miền Trung khiến thị trường BĐS tại đây lao đao, hàng loạt DN buộc phải đóng cửa, số còn lại lo cầm cự qua mùa dịch. “Nhiều tháng nay, chúng tôi phải ngừng hoạt động, bởi thị trường chịu tác động quá lớn từ Covid-19. Công ty hiện đang cầm cự hỗ trợ cho nhân viên trong khả năng có thể và trông chờ vào tình hình kiểm soát dịch” - ông Phạm Văn Sung cho biết.

Đại diện một công ty ở Đà Nẵng đang đầu tư dự án đất nền tại Quảng Ngãi cho biết, ảnh hưởng dịch bệnh liên miên suốt 2 năm nay khiến không thể triển khai hạ tầng kịp tiến độ, dẫn đến không bán hàng được. Không có nguồn thu nên để duy trì hoạt động, DN phải đi vay, từ đó gánh thêm khoản lãi ngân hàng đè nặng. “Đến thời điểm này, chúng tôi đã kiệt sức vì gồng gánh các khoản nợ ngân hàng, vay nóng. Không còn nguồn tiền duy trì chi trả lương nhân viên nên buộc phải cắt giảm nhân sự. Nếu dịch bệnh còn tiếp tục kéo dài thì chúng tôi sẽ phá sản mất thôi” - đại diện DN này thở dài.

Cũng rơi vào cảnh không có nguồn thu gần 2 năm nay, PHN Group (chủ đầu tư nhiều dự án BĐS tại miền Trung) đang nỗ lực hết sức có thể để cầm cự qua mùa dịch. “Chưa bao giờ chúng tôi rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện nay. Mọi kế hoạch kinh doanh, bán hàng của tập đoàn đều đổ vỡ vì thị trường đóng băng do ảnh hưởng Covid-19” - bà Nguyễn Mỹ Linh, phụ trách Marketing và Kinh doanh PHN Group nói. Bà Linh chia sẻ thêm, trong giai đoạn cầm cự này, thay vì đứng yên, PHN Group tập trung vào khâu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân sự phù hợp với thời đại công nghệ 4.0 để đảm bảo thích ứng mọi hoàn cảnh khó khăn trong tương lai./.

Theo báo cáo của DKRA Vietnam, 7 tháng năm 2021, thị trường khu vực Đà Nẵng và Quảng Nam cung giảm, tỷ lệ tiêu thụ thấp. Cụ thể tại Đà Nẵng, nguồn cung mới tăng không đáng kể, sức tiêu thụ chung ở mức khá thấp so với năm 2020, chủ yếu tập trung dọc theo hai bên sông Cổ Cò. Hoạt động giao dịch trên thị trường thứ cấp kém sôi động, tính thanh khoản khá thấp. Giá thứ cấp ghi nhận mức giảm trung bình khoảng 5 - 10% so với năm 2020. Riêng phân khúc condotel tại Đà Nẵng đã không ghi nhận dự án mới mở bán và tình trạng nguồn cung mới tiếp tục xu hướng giảm.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.