Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thí sinh lo lắng trước việc giảm 50% điểm ưu tiên khu vực

PV - 12:35, 05/06/2018

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giảm 50% điểm ưu tiên khu vực trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay đã tạo ra tâm lý lo lắng cho các thí sinh tại Điện Biên. Đa phần ý kiến cho rằng, việc phải gồng mình lên học để bù lại số điểm không được cộng sẽ tạo thêm tâm lý mệt mỏi, căng thẳng, nhất là đối với một số thí sinh đăng ký vào các trường đại học có điểm số xét tuyển cao và học sinh dân tộc vùng khó khăn không có nhiều điều kiện, thời gian ôn tập.

Chỉ còn vài tuần nữa, kỳ thi THPT quốc gia năm nay sẽ chính thức diễn ra. Hiện công tác ôn luyện đang được hơn 5.500 thí sinh trên địa bàn tỉnh Điện Biên thực hiện hết sức tập trung. Ở thời điểm hiện tại các đơn vị đăng ký dự thi cũng đã tăng cường công tác truyền thông, phổ biến những thông tin đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong kỳ thi THPT Quốc gia năm nay tới toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh. Tuy nhiên một vấn đề được nhiều thí sinh tại Điện Biên quan tâm nhất hiện nay đó là việc hạ 50% khung điểm ưu tiên khu vực. Theo quy định cũ, toàn tỉnh Điện Biên thuộc khu vực 1 với mức điểm cộng ưu tiên là 1,5 điểm thì tại kỳ thi THPT quốc gia năm nay số điểm cộng ưu tiên chỉ còn 0,75 điểm.

Quyết định giảm 50% điểm ưu tiên khu vực trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay đã tạo ra tâm lý lo lắng cho các thí sinh. Quyết định giảm 50% điểm ưu tiên khu vực trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay đã tạo ra tâm lý lo lắng cho các thí sinh.

Em Bùi Nguyễn Hương Giang, học sinh lớp 12A2, Trường THPT TP. Điện Biên Phủ (Điện Biên) chia sẻ: Hiện tại tâm lý của em trước kỳ thi THPT quốc gia 2018 rất hồi hộp, đặc biệt là với việc điểm ưu tiên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo giảm đi chỉ còn một nửa. Em dự định xét tuyển vào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân một trong những trường có điểm xét tuyển cao. Do đó việc giảm 50% điểm ưu tiên cũng sẽ giảm bớt cơ hội để có thể đỗ vào trường và càng tạo cho em thêm một áp lực lớn.

Cùng chung suy nghĩ em Quàng Thị Thúy Ngọc, học sinh Trường THPT huyện Điện Biên (Điện Biên) thì cho rằng, việc giảm điểm ưu tiên sẽ khiến khả năng cạnh tranh của học sinh vùng miền núi Tây Bắc gặp thêm nhiều khó khăn, tạo thêm áp lực, gánh nặng cho học sinh DTTS.

“Với bản thân em thì vẫn mong muốn giữ điểm ưu tiên khu vực vì cơ hội để vào được các trường chuyên nghiệp sẽ cao hơn vì khả năng cạnh tranh so với các bạn thí sinh dưới xuôi vẫn là thách thức lớn của các thí sinh dân tộc, nhất là thí sinh vùng Tây Bắc”, em Ngọc nói.

Cô Đoàn Thị Thu Anh, Giáo viên bộ môn Tiếng Anh, Trường THPT TP. Điện Biên Phủ cho biết: Với sức học của học sinh vùng cao so với các đề thi của Bộ đã ra các năm, cộng thêm việc giảm điểm ưu tiên sẽ tạo tâm lý không tốt tới học sinh. Từ đó giáo viên cũng phải tự tạo thêm áp lực để giúp các em bù lại số điểm không được cộng, nhất là đối với bộ môn Tiếng Anh, môn nằm trong tổ hợp thi chính vốn không được coi là thế mạnh của học sinh vùng cao.

Việc giảm 50% điểm ưu tiên khu vực so với mức năm 2017 trở về trước của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm mục tiêu đảm bảo sự công bằng hơn giữa các thí sinh ở các vùng, miền khác nhau. Song những thay đổi này liệu đã thực sự hợp lý với các học sinh vùng cao khó khăn hay chưa vẫn phải chờ kết quả của kỳ thi sắp tới. Chỉ biết rằng điều này vô hình chung sẽ tạo thêm rất nhiều áp lực đối với các học sinh DTTS, vùng khó khăn.

VŨ LỢI

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.