Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thêm 3 di sản văn hóa của Quảng Ninh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Mỹ Dung - 17:20, 12/12/2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành các quyết định (số 3975/QĐ-BVHTTDL, 3976/QĐ-BVHTTDL và 3989/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024) về việc đưa 3 di sản văn hóa của Quảng Ninh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo đó, tỉnh Quảng Ninh có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được công nhận gồm: Tục Kiêng gió của người Dao xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu; Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y và Lễ mừng cơm mới của người Tày.

Lễ mừng cơm mới được tổ chức tại đình Lục Nà (xã Lục Hồn)
Lễ mừng cơm mới được tổ chức tại đình Lục Nà (xã Lục Hồn)

Cụ thể, tục Kiêng gió của người Dao xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu; Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y Tp. Hạ Long, Tp. Uông Bí, Tp. Cẩm Phả, Tp. Móng Cái, huyện Vân Đồn, huyện Ba Chẽ, huyện Bình Liêu, huyện Tiên Yên, huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà; Lễ mừng cơm mới của người Tày Tp. Hạ Long, Tp. Cẩm Phả, Tp. Đông Triều, huyện Bình Liêu, huyện Tiên Yên, huyện Ba Chẽ, huyện Hải Hà, huyện Đầm Hà.

Đến nay, Quảng Ninh có 15 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 12 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận trước đó gồm: Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái; Hát Nhà tơ (hát cửa đình); Lễ hội đền Cửa Ông; Lễ hội Tiên Công; Lễ hội đình Trà Cổ; Lễ hội đình Quan Lạn; Lễ hội Bạch Đằng; Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh; Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soọng Cô của người Sán Dìu tỉnh Quảng Ninh; Lễ hội đình Đầm Hà; Lễ hội đình Vạn Ninh; Lễ hội Xuống đồng.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.