Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Thêm 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công bố

T.Hợp - 15:14, 08/08/2022

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố 10 di sản được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hát sắc bùa của người Mường; Lời nói vần của người Ê Đê; nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông Hoa... được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lần này.

Phụ nữ Mông Hoa trong trang phục thổ cẩm nổi bật tại chợ phiên
Phụ nữ Mông Hoa trong trang phục thổ cẩm nổi bật tại chợ phiên

Các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới được công nhận gồm:

1. Nghề dệt thổ cẩm của người M’Nông (ở xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, xã Đăk Nhau, xã Đồng Nai, xã Thọ Sơn, xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước);

2. Lễ hội Chùa Bà – Cảng thị Nước Mặn (xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định); 

3. Lời nói vần của người Ê Đê (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk); 

4. Lễ mừng thọ của người M’Nông (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk);

5. Lễ hội đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa); 

6. Lễ hội Mường Xia (xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa); 

7. Hát sắc bùa của người Mường (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa); 

8. Lễ Đại Phan của người Sán Dìu (tỉnh Tuyên Quang); 

9. Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông Hoa (huyện Lâm Bình, huyện Hàm Yên, huyện Chiêm Hóa, huyện Na Hang, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang); 

10. Nghề làm tàu hũ ky (xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long).

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.