Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thế giới vượt mốc 24 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 09:38, 26/08/2020

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 26/8 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 24.010.304 ca nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19), trong đó 821.759 ca tử vong và 16.561.219 ca phục hồi.

Bộ Giáo dục Hàn Quốc thông báo đóng cửa trường mẫu giáo, tiểu học, THCS tại Seoul, thành phố Incheon và tỉnh Gyeonggi từ ngày 26/8 đến 11/9. (Ảnh: AP)
Bộ Giáo dục Hàn Quốc thông báo đóng cửa trường mẫu giáo, tiểu học, THCS tại Seoul, thành phố Incheon và tỉnh Gyeonggi từ ngày 26/8 đến 11/9. (Ảnh: AP)

Đại dịch COVID-19 đã lan sang 215 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 165.069 ca mắc mới và 3.886 ca tử vong vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 5.949.693 ca nhiễm COVID-19, trong đó 182.227 ca tử vong. Ngày 25/8, giới chức Mỹ ghi nhận có thêm 34.063 ca mắc mới và 1.113 ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại châu Âu, số người nhiễm COVID-19 hiện tại là 3.407.057 người, với 205.967 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận đã có thêm 21.130 ca nhiễm mới và 398 ca tử vong vì COVID-19. Nga là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khu vực. Quốc gia này ghi nhận đã có 966.189 ca mắc COVID-19 và 16.568 ca tử vong vì dịch bệnh. Giới chức Nga thông báo đã ghi nhận thêm 4.696 ca nhiễm mới COVID-19 trong 24 giờ qua. Số ca tử vong cũng tăng thêm 120 ca.

Tây Ban Nha, Anh, Italy lần lượt là các quốc gia xếp sau Nga về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 trong khu vực với lần lượt là 423.224; 327.798 và 261.174 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được vào thời điểm hiện tại.

Châu Á, đã có tổng cộng 6.474.383 ca nhiễm và 133.283 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 90.526 ca mắc mới và 1.568 trường hợp tử vong. Riêng tại châu Á, có 5.159.688 ca được điều trị khỏi; 1.181.412 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 18.937 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 25/8, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 66.641 ca mắc mới và 1062 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 3.231.522 và 59.608 ca.

Iran là quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại châu lục. Ngày 25/8, giới chức y tế Iran xác nhận các trường hợp COVID-19 ở nước này đã lên tới 363.363 người, sau khi có thêm 2.213 trường hợp mới ghi nhận trong ngày. Nước này cũng ghi nhận có thêm 125 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại Iran lên 20.901 trường hợp.

Ngày 25/8, Hàn Quốc ghi nhận thêm 280 ca mắc COVID-19, trong đó có 264 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca tại quốc gia Đông Á này lên 17.945 ca. Riêng thủ đô Seoul đã ghi nhận thêm 134 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca tại thành phố này lên 3.120 ca.

Cùng ngày, Bộ Giáo dục Hàn Quốc thông báo đóng cửa trường mẫu giáo, tiểu học, THCS tại Seoul, thành phố Incheon và tỉnh Gyeonggi từ ngày 26/8 đến 11/9. Ở các tỉnh, thành phố khác, sĩ số học sinh trong lớp chỉ được bằng 1/3 so với bình thường đối với tiểu học, THCS; 2/3 với trung học. Các trường tiếp tục kết hợp giảng dạy trực tiếp. Quyết định trên đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm tại Seoul tăng mạnh, hầu hết đều liên quan tới cụm dịch ở nhà thờ Sarang Jeil, quận Seongbuk, phía bắc thủ đô. Đây là cụm dịch tôn giáo lớn thứ hai ở Hàn Quốc, sau giáo phái Tân Thiên Địa.

Một phụ huynh đeo khẩu trang cho con trước cổng trường tiểu học tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap)
Một phụ huynh đeo khẩu trang cho con trước cổng trường tiểu học tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap)

Tại Đông Nam Á (ASEAN), đến hết ngày 25/8, khu vực này ghi nhận thêm 5.476 ca mắc mới và 133 ca tử vong vì COVID-19. Như vậy, tính đến nay khu vực này ghi nhận có tổng cộng 426.113 ca mắc COVID-19, trong đó 10.142 ca tử vong.

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN chỉ có hai quốc gia ghi nhận ca tử vong vì COVID-19 là Philippines và Indonesia. Indonesia dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân tử vong do đại dịch và bỏ xa các nước khác. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 6.858 ca tử vong và 157.859 ca mắc COVID-19. Philppines hiện đang là quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca mắc COVID-19 với 197.164 ca. Bộ Y tế nước này thông báo số ca tử vong vì dịch bệnh là 3.038 người.

Nội các Thái Lan ngày 25/8 đã thông qua việc gia hạn sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp thêm 1 tháng cho tới ngày 30/9 nhằm kiểm soát dịch COVID-19. Đây là lần thứ 5 Thái Lan gia hạn sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp kể từ khi ban hành hồi tháng 3 vừa qua. Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri cho rằng quyết định của nội các phù hợp với đề xuất của Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) nhằm cho phép nước này nhanh chóng hành động trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng. Đến nay, Thái Lan đã xác nhận tổng cộng 3.402 ca bệnh, trong đó có 58 bệnh nhân tử vong.

Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 34.724 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 7.023.584 ca, tổng số người tử vong là 261.326 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 3.965.793 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 563.705 ca nhiễm và 60.800 ca tử vong. Tiếp đến là Canada với 125.834 ca nhiễm và 9.089 ca tử vong vì COVID-19.

Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 5.828.382 ca nhiễm; 191.122 ca tử vong và 4.401.625 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 2 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 3.636.167 ca nhiễm, trong đó 115.646 ca tử vong. Peru xếp sau Brazil tại khu vực với 600.438 ca nhiễm và 27.813 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp đến là Colombia với 551.696 ca nhiễm và 17.612 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia, New Zealand và Papua New Guinea là các quốc gia trong khu vực ghi nhận có ca mắc mới vì COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 137 trường hợp mắc mới (chủ yếu tập trung tại bang Victoria) và 8 trường hợp tử vong vì virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong vì dịch bệnh tại nước này lên tới 25.053 ca, trong đó số ca tử vong là 525 trường hợp.

New Zealand là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 1.690 ca, trong đó 22 trường hợp tử vong. Ngày 25/8, nước này công bố có thêm 7 ca nhiễm mới COVID-19, ghi nhận ca dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Papua New Guinea ghi nhận có thêm 18 ca mắc mới virus SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 tại quốc gia này lên 419 trường hợp, trong đó có 4 trường hợp tử vong. Hiện, Fiji là một trong 4 quốc gia trong khu vực ghi nhận đã có ca tử vong vì đại dịch COVID-19. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 28 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó 1 trường hợp tử vong.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 1.206.555 ca mắc COVID-19, trong đó 28.302 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại châu lục, với 613.017 trường hợp, trong đó 13.308 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 1.567 ca mắc mới COVID-19 và 149 ca tử vong vì đại dịch.

Ai Cập là quốc gia xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng tại khu vực khi ghi nhận có 97.478 ca nhiễm COVID-19 và 5.280 ca tử vong vì dịch bệnh, tiếp đến là Morocco với 54.528 ca nhiễm và 955 ca tử vong vì COVID-19./.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.