Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thế giới ghi nhận số ca mắc mới trong 7 ngày cao chưa từng thấy

PV - 09:35, 30/12/2021

Thế giới đã ghi nhận số ca mắc mới trong 7 ngày qua cao chưa từng thấy, với trung bình hơn 935.000 ca được phát hiện mỗi ngày trong giai đoạn từ 22-28/12. Đây là số liệu cao nhất từng được ghi nhận kể từ khi dịch xuất hiện vào cuối năm 2019.

Thế giới ghi nhận số ca mắc mới vì COVID-19 cao chưa từng thấy trong những ngày cận kề bước sang năm mới 2022 (Ảnh minh họa: Xinhua)
Thế giới ghi nhận số ca mắc mới vì COVID-19 cao chưa từng thấy trong những ngày cận kề bước sang năm mới 2022 (Ảnh minh họa: Xinhua)

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 30/12 cho thấy, trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.262.908 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 284.509.974 ca, trong đó 5.436.826 ca tử vong và 252.340.628 ca đã được chữa khỏi.

Theo thống kê của hãng tin AFP, thế giới đã ghi nhận số ca mắc mới trong 7 ngày qua cao chưa từng thấy, với trung bình hơn 935.000 ca được phát hiện mỗi ngày trong giai đoạn từ 22-28/12. Đây là số liệu cao nhất từng được ghi nhận kể từ khi dịch xuất hiện vào cuối năm 2019. Cụ thể, trong giai đoạn từ 22-28/12, thế giới ghi nhận tổng cộng 6.550.000 ca mắc, tức là trung bình 935.863 ca/ngày.

Tính tổng số ca mắc theo khu vực, châu Âu đã vượt châu Á trở thành khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (85.798.511 ca) do biến thể Omicron hoành hành; đứng thứ hai là châu Á (84.406.821 ca), tiếp đến là Bắc Mỹ (64.540.079 ca) và Nam Mỹ (39.578.097 ca). Châu Phi (9.681.266 ca) và châu Đại Dương (504.479 ca) là 2 khu vực có số ca mắc ít nhất.

Tại châu Âu, Omicron hiện là biến thể chủ đạo gây COVID-19 tại Thụy Sĩ, Hà Lan, Anh, Pháp... Tại Thụy Sĩ, thậm chí những người từng tiêm liều vaccine tăng cường cũng phải nhập viện điều trị vì Omicron. Thụy Sĩ hiện là một trong số những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất châu Âu, trong đó mức độ lây nhiễm trong những người ở độ tuổi 20 là nghiêm trọng nhất. Trong khi đó, số ca mắc mới ở Pháp và Anh cao kỷ lục với con số lần lượt là 179.807 và 168.306 ca.

Tại châu Á, Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách "Zero COVID". Giới chức y tế nước này ngày 29/12 bắt đầu tiến hành xét nghiệm cho toàn bộ người dân thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Không có ca nhiễm Omicron nào được ghi nhận tại thành phố này. Lệnh phong tỏa thành phố Tây An có 13 triệu dân đã bước sang ngày thứ 7 vào ngày 29/12. Ngoài Tây An, Trung Quốc đại lục ghi nhận 1 ca duy nhất trong cộng đồng tại tỉnh Giang Tô. Tính đến nay, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 101.683 ca mắc.

Tại châu Mỹ, Mỹ ghi nhận số ca mắc mới ở mức rất cao với 240.495 ca, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này là 54.401.112 ca, trong đó 843.250 người đã tử vong. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở nước này trong những ngày cuối năm, với số ca mắc mới liên tục ở mức cao.

Tại châu Phi, có 34.963 ca nhiễm mới được ghi nhận trong 24 giờ qua. Trong đó Nam Phi ghi nhận 9.020 ca mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 3.433.554 ca.

Tại châu Đại Dương, Australia có thêm 18.149 ca mắc mới, cao hơn nhiều so với mức cao kỷ lục 11.300 ca trong ngày 28/12. Australia đang phải vật lộn đối phó với làn sóng lây nhiễm Omicron song giới chức nước này vẫn loại trừ biện pháp phong tỏa, cho rằng cần tập trung vào lượng bệnh nhân phải nhập viện. Bên cạnh đó, nước này cũng sẽ rút ngắn thời gian chờ tiêm mũi tăng cường xuống còn 4 tháng bắt đầu từ ngày 4/1 tới, đồng thời siết chặt một số hạn chế, trong đó có quy định đeo khẩu trang bắt buộc tại các địa điểm trong nhà./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.