Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thế giới ghi nhận hơn 3 triệu ca nhiễm COVID-19 trong 24 giờ

PV - 09:50, 21/01/2022

Sự xuất hiện của biến thể Omicron đã khiến số ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới gia tăng nhanh. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm hơn 3 triệu ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là hơn 342,4 triệu ca.


Trong những ngày qua, nước Pháp liên tục ghi nhận hơn 400 nghìn ca mắc mới COVID-19 trong một ngày (Ảnh:Xinhua/REX/Shutterstock)
Trong những ngày qua, nước Pháp liên tục ghi nhận hơn 400 nghìn ca mắc mới COVID-19 trong một ngày (Ảnh:Xinhua/REX/Shutterstock)

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 21/1 cho thấy, trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 3.092.314 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 342.418.044 ca, trong đó 5.591.191 ca tử vong và 274.623.465 ca đã được chữa khỏi.

Với số ca mắc cao liên tục trong nhiều ngày qua, châu Âu trở thành khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (109.914.690 ca), tiếp theo là châu Á (92.892.674 ca), tiếp đến là Bắc Mỹ (82.182.820 ca) và Nam Mỹ (44.585.565 ca). Châu Phi (10.643.822 ca) và châu Đại Dương (2.197.752 ca) là 2 khu vực có số ca mắc ít nhất.

Tại châu Á, diễn biến dịch COVID-19 trở nên khó lường hơn tại một số quốc gia, đặc biệt là Ấn Độ. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận 344.859 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 38.563.632 ca. Cũng trong 24 giờ qua, Ấn Độ có thêm 703 bệnh nhân không qua khỏi vì COVID-19.

Một số quốc gia trong khu vực ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao trong 24 giờ qua là: Thổ Nhĩ Kỳ 71.843 ca; Israel 65.833 ca; Nhật Bản 39.841 ca; Philippines 31.173 ca;…Trong đó, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Philippines. Ngày 20/1, Bộ Y tế Philippines thông báo thêm 31.173 ca mắc mới và 110 người tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca mắc và tử vong ở nước này lên lần lượt 3.324.478 ca và 53.153 ca. Tại Hàn Quốc, số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận theo ngày đã tăng lên mức hơn 6.000 ca lần đầu tiên sau 27 ngày, trong bối cảnh có nhiều quan ngại dịch bệnh sẽ bùng phát mạnh trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán do sự lây lan của biến thể Omicron.

Tại châu Âu, Pháp ghi nhận số ca mắc mới trong 24 giờ qua là 425.183 ca, nâng tổng số ca mắc ở quốc gia này lên 15.600.647 ca. Trong khi đó, tình hình dịch tại Italy, Anh và Tây Ban Nha ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Trong 24 giờ qua, Italy ghi nhận 188.797 ca, Anh ghi nhận 107.364 ca và Tây Ban Nha 157.447 ca. Các con số này đều thấp hơn so với trước đó.

Tại châu Mỹ, số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục tăng mạnh và lập mốc cao kỷ lục mới với 7,2 triệu ca và hơn 15.000 ca tử vong trong tuần qua. Trong đó, Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 trên thế giới với 69.097.422 ca mắc và 878.620 ca tử vong. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố số liệu cập nhật cho thấy trên toàn nước Mỹ hiện ghi nhận trung bình 755.000 ca mắc và gần 1.700 ca tử vong mỗi ngày trong một tuần qua, tăng đáng kể so với một tuần trước đó. Số ca mắc mới COVID-19 tại Mỹ đã tăng vọt kể từ giữa tháng 12/2021 do biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh.

Tại châu Phi, nhiều quốc gia đang đối mặt với làn sóng bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 khi số ca mắc mới mỗi ngày đang tăng nhanh. Tính đến 6 giờ sáng 21/1 (giờ Việt Nam), toàn châu Phi đã ghi nhận tổng cộng 10.643.822 ca mắc COVID-19, trong đó có 9.422.570 bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh và 235.184 ca tử vong. Nam Phi vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất “Lục địa Đen”, tiếp đến là Bắc Phi và Đông Phi, trong khi Trung Phi chịu ít tác động nhất

Tại châu Đại Dương, Australia là nước ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất khu vực với 2.022.581 ca, trong đó có 2.890 ca tử vong, 903.993 ca đã được chữa khỏi. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 71.407 ca nhiễm mới./.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.