Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thế giới ghi nhận hơn 270 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 08:15, 13/12/2021

Tính đến sáng ngày 13/12/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 270.392.681 ca nhiễm COVID-19, trong đó 5.321.429 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 414.923 ca nhiễm mới và 3.744 ca tử vong mới vì đại dịch.

 Trong 24 giờ qua, Anh là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới vì COVID-19 nhiều nhất châu Âu. (Ảnh: Reuters)
Trong 24 giờ qua, Anh là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới vì COVID-19 nhiều nhất châu Âu. (Ảnh: Reuters)

Theo trang thống kê thống kê trực tuyến worldometers.info, tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 78.085.421 ca mắc COVID-19, trong đó 1.460.997 ca tử vong. Hết ngày 12/12, châu lục này ghi nhận đã có thêm 258.188 ca nhiễm mới và 2.183 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Anh là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều nhất châu lục, với 48.854 ca, trong đó 52 ca tử vong. Quốc gia này hiện đang dẫn đầu châu lục về mức độ ảnh hưởng bởi dịch bệnh với 10.819.515 ca nhiễm và 146.439 ca tử vong.

Trong 24 giờ qua, Nga là quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 nhiều nhất tại châu Âu, với 1.132 ca. Quốc gia này cũng ghi nhận có 29.929 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Tính đến nay, quốc gia này có tổng cộng 10.016.896 ca nhiễm COVID-19, trong đó 289.483 ca tử vong. Nga hiện đang xếp vị trí thứ 2 về mức độ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia tại châu lục cũng ghi nhận số ca lây nhiễm tăng mạnh trong 24 giờ qua, gồm Đức (29.633 ca); Ba Lan (19.452 ca); Italy (19.215 ca); Hà Lan (16.588 ca)…

Châu Á hiện đã ghi nhận tổng cộng 83.098.193 ca nhiễm và 1.232.169 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 65.606 ca mắc 956 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á có 80.355.499 ca được điều trị khỏi; 1.510.525 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 30.457 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận 34.694.142 ca mắc COVID-19, trong đó 475.434 ca tử vong vì dịch bệnh. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu lục với 17.956 ca. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 9.040.179 ca nhiễm COVID-19 và 79.151 ca tử vong vì dịch bệnh, là quốc gia xếp thứ 2 về mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại châu lục.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 60.599.424 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.212.253 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu lục trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 50.800.501 ca nhiễm COVID-19, trong đó 817.955 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, các quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều nhất khu vực gồm: Mỹ (37.830 ca); Mexico (2.655 ca); Canada (1.476 ca)…

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 39.196.498 ca, trong đó 1.186.278 ca tử vong. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 22.188.179 ca nhiễm, trong đó 616.859 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 9.022.982 ca nhiễm, trong đó 225.373 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 3.167.497 ca nhiễm COVID-19, trong đó 90.137 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch bao gồm Morocco, Tunisia, Ethiopia, Libya, Ai Cập...

Châu Đại dương ghi nhận có 389.442 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.344 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 3 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (1.548 ca); New Zealand (103 ca) và New Caledonia (3 ca).

Tại ASEAN, trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 24.128 ca mắc COVID-19 và 460 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính đến nay, khu vực có tổng cộng 14.393.467 ca nhiễm, trong đó 297.382 ca tử vong. Một ngày qua, có 7 quốc gia ASEAN ghi nhận ca tử vong mới: Việt Nam (228 ca), Philippines (184 ca), Thái Lan (20 ca), Lào (11 ca), Myanmar (7 ca), Indonesia (7 ca) và Campuchia (3 ca).

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất ASEAN vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, quốc gia này ghi nhận 163 ca bệnh mới và chỉ có 7 ca tử vong.

Trong ngày 12/12, Thái Lan tiếp tục có số ca mắc mới cao so với đa số quốc gia ASEAN, với 3.787 ca mắc mới, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 2.168.646 ca.

Malaysia đứng thứ ba khu vực về ca nhiễm mới. Theo Bộ Y tế Malaysia, ngày 12/12 nước này ghi nhận 3.490 ca dương tính với SARS-CoV-2 mới, nâng tổng số bệnh nhân nhiễm COVID-19 lên 2.691.639. Đây là số ca nhiễm theo ngày thấp nhất kể từ ngày 4/5 và lần đầu tiên xuống dưới mức 4.000 kể từ ngày 16/5 vừa qua.

Quốc gia Đông Nam Á này cũng tích cực triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Tính đến ngày 11/12, tổng cộng 22.772.882 người trưởng thành, tương đương 97,3% dân số trên 18 tuổi tại Malaysia đã hoàn thành chương trình tiêm chủng.

Lào đứng thứ tư về ca mắc mới tại ASEAN trong ngày 12/12. Thông báo của Bộ Y tế Lào ngày 12/12 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 1.274 ca mắc mới COVID-19, đều là lây nhiễm trong cộng đồng tại 18 tỉnh, thành phố và 11 ca tử vong. Bộ Y tế Lào đang tập trung thúc đẩy chương trình tiêm chủng để sớm đưa đất nước đạt được tỷ lệ bao phủ vaccine đủ cho việc mở cửa trở lại./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.