Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thế giới đã có hơn 614,5 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 10:05, 14/09/2022

Tính đến sáng 14/9, thế giới lần lượt ghi nhận tổng số 614.592.122 ca nhiễm và 6.519.082 trường hợp tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 378.732 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó châu Á tiếp tục chiếm phần lớn với 196.478 trường hợp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sau một thời gian hầu hết các quốc gia trên thế giới nới lỏng các biện pháp phòng dịch và quay trở lại cuộc sống bình thường mới, số ca mắc mới và nhập viện tăng mạnh trở lại. Trước nguy cơ dịch tái bùng phát, nhiều nước đang tăng cường tiêm các mũi vaccine số 4 và số 5, đồng thời duy trì các biện pháp phòng dịch khác như khuyến khích người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

Số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 14/9 cho thấy, hiện toàn thế giới có 593.589.838 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 99% tổng số ca mắc). Trong số 14.483.202 ca bệnh đang điều trị thì có 14.441736 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,7%) và 41.466 ca (chiếm 0,3%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.

Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 223.646.240 trường hợp, trong đó có 1.909.870 ca tử vong và 217.877.442 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu Âu đứng thứ hai thế giới về số ca nhiễm mới COVID-19, với 145.300 trường hợp.

Trong một nỗ lực nhằm chặn đứng đà lây lan của dịch bệnh, các quốc gia châu Âu đang nỗ lực để nhanh chóng phê chuẩn các loại vaccine thế hệ mới để khởi động chiến dịch tiêm mũi tăng cường ứng phó nguy cơ bùng phát làn sóng COVID-19 mới vào cuối năm nay. Trong những tháng gần đây, các biến thể phụ BA.4 và BA.5 được xác định là nguyên nhân gây làn sóng dịch COVID-19 tại “lục địa già”.

Tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính tới sáng 14/9 là 115.323.607 trường hợp, trong đó có 1.530.280 ca tử vong. Hiện Mỹ vẫn là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 97.195.663 ca nhiễm và 1.076.334 ca tử vong vì COVID-19 ở thời điểm hiện tại.

Còn tại Nam Mỹ, trong 24 giờ qua, khu vực này có thêm 1.947 ca nhiễm COVID-19. Tính cho đến nay, khu vực này có tổng số 63.872.249 ca nhiễm và 1.327.428 ca tử vong vì COVID-19.

Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 186.864.528 trường hợp, với 1.473.865 ca tử vong và 180.122.116 ca điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu Á đứng đầu thế giới về số ca nhiễm mới, với 196.478 trường hợp. Trước nguy cơ làn sóng COVID-19 mới đang lan nhanh ở châu Á, chính phủ nhiều nước trong khu vực đã lên tiếng khuyến cáo thực hiện các biện pháp tăng cường phòng dịch, gồm cả việc tiêm mũi vaccine tăng cường cho người dân, nhất là các đối tượng ưu tiên.

Trong 24 giờ qua, Trung Quốc ghi nhận thêm 242 ca nhiễm mới COVID-19. Hiện Chính quyền thủ đô Bắc Kinh đã quyết định tăng cường các biện pháp ngăn chặn đại dịch trước thềm Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 20 dự kiến diễn ra vào ngày 16/10 tới, vạch ra chính sách cho sự phát triển của đất nước trong 5 năm tới.

Tính đến sáng 14/9, tổng số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 tại châu Phi lần lượt là 12.628.614 và 257.500 trường hợp. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 4.014.724 ca nhiễm COVID-19 và 102.129 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 3.921 ca nhiễm COVID-19, trong đó riêng Australia chiếm phần lớn với 1.801 ca. Hiện khu vực này có tổng số 12.256.163 trường hợp ca mắc COVID-19, với 20.124 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 10.121.004 ca, tiếp theo sau là New Zealand với 1.762.125 ca./.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.