Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thế giới có thêm hơn 8,2 nghìn ca tử vong vì COVID-19

PV - 10:54, 06/11/2020

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 6/11 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 48.969.475 ca nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19), trong đó 1.238.335 ca tử vong và 34.937.953 ca phục hồi. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 563.140 ca mắc mới và 8.226 ca tử vong vì đại dịch.

Pháp là một trong số các quốc gia châu Âu đang chứng kiến đợt bùng phát dịch bệnh quay trở lại khi số ca bệnh tăng mạnh mỗi ngày. (Ảnh: AP)
Pháp là một trong số các quốc gia châu Âu đang chứng kiến đợt bùng phát dịch bệnh quay trở lại khi số ca bệnh tăng mạnh mỗi ngày. (Ảnh: AP)

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 9.901.959 ca nhiễm COVID-19, trong đó 240.816 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 5/11, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Mỹ (100.641 ca); Pháp (58,046 ca); Ấn Độ (47.622 ca); Italy (35.505 ca) và Anh (24.141 ca). Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Mỹ (987 ca); Ấn Độ (675 ca); Mexico (635 ca) và Brazil (566 ca).

Châu Âu lại đang chứng kiến đợt bùng phát dịch mới khi số ca bệnh tăng mạnh trở lại ở các nước thành viên. Tại châu Âu, số người nhiễm COVID hiện tại là 11.288.843 người, với 282.833 ca tử vong. Ngày 5/11, châu lục này ghi nhận đã có thêm 303.698 ca nhiễm mới và 3.624 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận số ca mắc mới tăng cao kỷ lục khi có tới 21.757 ca, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 619.116 người. Bên cạnh đó, số ca tử vong cũng tăng thêm 162 người sau 24 giờ lên 11.190 ca. Đây cũng là ngày thứ 3 liên tiếp Viện dịch tễ Robert Koch ghi nhận trên 100 ca tử vong do COVID-19 tại Đức.

Nga là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại châu Âu. Giới chức Nga thông báo ghi nhận thêm 19.404 ca mắc COVID-19 trong vòng 24 giờ qua. Hiện Nga ghi nhận đã có 1.712.858 ca mắc COVID-19 và 29.509 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 5/11, Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin cho biết trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, chính quyền đã quyết định kéo dài hình thức học tại nhà đối với học sinh bậc trung học. Học sinh từ lớp 6 (12 tuổi) trở lên sẽ tiếp tục học trực tuyến trong vòng 2 tuần tới, đến ngày 22/11. Các trường trung học tại Moskva đã triển khai hình thức học tại nhà từ cách đây 3 tuần. Pháp, Tây Ban Nha, Anh lần lượt là các quốc gia xếp sau Nga về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 trong khu vực với lần lượt là 1.601.367; 1.365.895 và 1.123.197 ca nhiễm COVID-19 ghi nhận được vào thời điểm hiện tại. 

Châu Á, đã có tổng cộng 14.135.309 ca nhiễm và 250.769 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 96.762 ca mắc mới và 1.648 trường hợp tử vong. Riêng tại châu Á, có 12.618.883 ca được điều trị khỏi; 1.265.657 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 22.649 ca bệnh nặng. Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 5/11, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 47.622 ca mắc mới và 675 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 8.411.034 và 125.029 ca.

Iran là quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại châu lục. Ngày 5/11, giới chức nước này ghi nhận thêm 406 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia này lên 36.985 ca. Trong khi đó, tổng số ca mắc bệnh cũng tăng lên 654.936 ca sau khi ghi nhận thêm 8.772 ca mắc mới trong ngày. Trước đó, ngày 31/10, Iran đã ban bố các biện pháp hạn chế mới có hiệu lực trong vòng 10 ngày kể từ ngày 4/11 tại 25/30 tỉnh trên cả nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN ghi nhận thêm 7.680 ca mắc mới COVID-19 và 159 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính đến nay, khu vực này ghi nhận số ca tử vong vì virus SARS-CoV-2 đã lên tới 23.511 trường hợp, trong đó 973.444 ca mắc COVID-19. Hiện Indonesia vẫn đang là quốc gia chịu ảnh hưởng vì dịch bệnh nặng nề nhất trong khu vực. Trong ngày 5/11, Indonesia ghi nhận 4.065 ca mắc COVID-19 mới. Tính đến nay, Indonesia ghi nhận có 14.348 ca tử vong và 425.796 ca mắc COVID-19. Đại dịch COVID-19 đã lan tới toàn bộ 34 tỉnh của Indonesia. Cùng ngày, Philippines ghi nhận 1.594 ca nhiễm mới và 42 ca tử vong mới vì dịch COVID-19. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 389.725 ca mắc COVID-19, trong đó 7.409 ca tử vong vì dịch bệnh. Quốc gia này hiện là vùng dịch COVID-19 lớn thứ 2 ASEAN.

Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 112.347 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 11.788.566 ca, tổng số người tử vong là 359.697 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 7.747.363 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 943.630 ca nhiễm và 93.228 ca tử vong. Tiếp đến là Canada với 250.913 ca nhiễm và 10.381 ca tử vong vì COVID-19.

Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 9.863.504 ca nhiễm; 299.728 ca tử vong và 8.841.273 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 5.612.319 ca nhiễm, trong đó 161736 ca tử vong. Argentina xếp sau Brazil tại khu vực với 1.205.928 ca nhiễm và 32.520 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp đến là Colombia với 1.117.977 ca nhiễm và 32.209 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia và New Zealand là các quốc gia ghi nhận có ca mắc mới vì COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 12 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 27.634 ca. Tính đến sáng 6/11, nước này không ghi nhận thêm trường hợp tử vong nào vì virus SARS-CoV-2. Hiện, Australia ghi nhận đã có 907 trường hợp tử vong vì COVID-19.

French Polynesia là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 8.287 ca, trong đó 39 trường hợp tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này không ghi nhận thêm ca dương tính mới COVID-19 nào. New Zealand đứng thứ 3 trong khu vực chịu tác động từ đại dịch COVID-19. Tính đến nay, quốc ghi này ghi nhận có 1.973 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó 25 trường hợp tử vong. Trong 24 giờ qua, quốc gia này ghi nhận thêm 2 ca dương tính mới với COVID-19. Papua New Guinea xếp ở vị trí thứ 4 trong khu vực với 597 ca nhiễm. Ngày 4/11 Papua New Guinea ghi nhận những ca tử vong đầu tiên kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia này, theo đó quốc gia này đã có 7 trường hợp tử vong vì dịch bệnh.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 1.852.964 ca mắc COVID-19, trong đó 44.313 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại châu lục, với 732.414 trường hợp, trong đó 19. 677ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 1.866 ca mắc mới COVID-19 và 82 ca tử vong vì đại dịch. Morocco là quốc gia xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng tại khu vực khi ghi nhận có 240.951 ca nhiễm COVID-19 và 4.059 ca tử vong vì dịch bệnh, tiếp đến là Ai Cập với 108.530 ca nhiễm và 6.329 ca tử vong vì COVID-19./.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng Trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.