Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thế giới có thêm 9.200 người tử vong vì COVID-19, Indonesia chiếm 2.048 ca

PV - 09:39, 11/08/2021

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 11/8/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 204.689.783 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.325.016 ca tử vong và 183.756.171 ca bình phục. Indonesia là quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất vì COVID-19 trong ngày.

Indonesia hiện là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. (Ảnh: Reuters)
Indonesia hiện là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. (Ảnh: Reuters)

Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 579.455 ca mắc và 9.200 ca tử vong mới vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 36.872.488 ca nhiễm COVID-19, trong đó 634.598 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là: Mỹ (90.860 ca); Iran (39.139 ca); Ấn Độ (36.316 ca); Brazil (34.499 ca); Indonesia (32.081 ca)… Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Indonesia (2.048 ca); Brazil (1.066 ca); Nga (792 ca); Mỹ (612 ca); Iran (508 ca)…

Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 52.678.846 ca mắc COVID-19, trong đó 1.144.586 ca tử vong. Hết ngày 10/8, châu lục này ghi nhận đã có thêm 121.415 ca nhiễm mới và 1.280 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Pháp là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm mới COVID-19 nhất tại châu lục, với 28.576 ca. Anh ghi nhận số ca lây nhiễm mới nhiều thứ 2 trong khu vực, với 23.510 ca, trong đó 146 ca tử vong do COVID-19. Đây là số ca tử vong trong ngày cao nhất tại nước này kể từ ngày 12/3, do tác động của sự gia tăng các ca mắc mới vào tháng trước. Theo số liệu của Chính phủ Anh, số ca mắc COVID-19 trong ngày 10/8 tại nước này đã giảm xuống còn 23.510 ca, so với 25.161 ca vào ngày 9/8. Con số này chưa bằng một nửa so với mức đỉnh 54.674 ca được ghi nhận vào ngày 17/7, 2 ngày trước khi các biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ hoàn toàn tại vùng England. Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho biết, nước này đang chuẩn bị cho kế hoạch tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 trong tháng tới.

Châu Á hiện vẫn đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng 64.666.240 ca nhiễm và 942.598 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 269.613 ca mắc và 5.157 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á có 60.225.291 ca được điều trị khỏi; 3.498.351 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 38.454 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 10/8, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 36.316 ca mắc mới và 468 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 32.033.333 ca và 429.183 ca.

Cùng ngày, Iran thông báo lần đầu tiên số ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua đã vượt ngưỡng 39.000 ca. Cụ thể, trong 24 giờ qua, Iran có thêm 39.139 ca mắc COVID-19, mức trong ngày cao nhất châu lục, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 4.238.676 ca. Trong 24 giờ qua, Iran cũng ghi nhận thêm 508 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 95.111 ca.

Tại ASEAN, tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng 7.474.230 người mắc COVID-19, trong đó 152.507 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 89.866 ca mắc COVID-19 và 2.982 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong ngày 10/8, khu vực ASEAN tiếp tục là nơi ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19. Indonesia hiện vẫn là tâm dịch COVID-19 của khu vực. Nước này tính đến nay ghi nhận có tổng cộng 3.718.821 ca mắc, trong đó 110.619 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và mắc mới cao nhất châu lục cũng như toàn thế giới, với 2.048 ca.

Trước đó hôm 9/8, Chính phủ Indonesia đã quyết định gia hạn lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng cấp độ 4 từ ngày 10-16/8 tại Java và Bali, và từ ngày 10-23/8 tại nhiều khu vực bên ngoài hai hòn đảo đông dân này.

Trong một diễn biến khác, Tổng thống Joko Widodo đã chỉ thị cho Bộ Y tế chuẩn bị lộ trình sống chung với COVID-19 trong trường hợp dịch bệnh này còn kéo dài trong nhiều năm nữa.

Malaysia hiện cũng là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người tử vong vì COVID-19 cũng ở mức báo động.

Ngày 10/8, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ 2 khu vực với 19.991 ca, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 201 trường hợp không qua khỏi. Tại Thái Lan, Bộ Y tế Thái Lan cho biết số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 tại Thái Lan trong 24 giờ qua lại tăng mạnh. Cụ thể, nước này có thêm 19.843 ca mắc mới và 235 ca tử vong do COVID-19. Như vậy, kể từ khi dịch bùng phát đến nay, Thái Lan đã có 795.951 ca nhiễm, trong đó 6.588 người không qua khỏi.

Trong khi đó tại Campuchia, Ủy ban Tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 của nước này cho biết, chiến dịch tiêm liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 sẽ được thực hiện tại Phnom Penh từ ngày 12/8-10/9. Cụ thể, công tác tiêm phòng liều tăng cường này sẽ được thực hiện với các trường hợp ưu tiên là các bác sĩ tuyến đầu, công chức, gia đình cán bộ lực lượng vũ trang và cựu chiến binh đã tiêm hai mũi trước đó với vaccine của Sinopharm hoặc Sinovac (Trung Quốc). Tuy nhiên, nước này chưa triển khai tiêm mũi 3 cho những người trước đó đã tiêm vaccine của AstraZeneca.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 44.033.427 ca nhiễm COVID-19, trong đó 952.223 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Panama, Costa Rica…

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 36.054.040 ca, trong đó 1.105.111 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19.

Tại châu Đại dương, các quốc gia thuộc khu vực này hiện ghi nhận 120.048 ca nhiễm và 1662 ca tử vong vì đại dịch COVID-19. Fiji, Australia, French Polynesia, Papua New Guinea… là các quốc gia chịu ảnh hưởng nhất bởi đại dịch.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 7.141.536 ca nhiễm, trong đó 179.214 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 2.546.762 ca nhiễm COVID-19, trong đó 75.201 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Ethiopia, Ai Cập…/.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.