Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thế giới có hơn 5 triệu ca tử vong vì COVID-19

PV - 08:20, 30/10/2021

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 30/10/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 246.705.824 ca nhiễm COVID-19, trong đó 5.003.606 ca tử vong và 223.479.543 ca bình phục. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 448.036 ca mắc và 7.284 ca tử vong mới vì đại dịch.

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giớ tính đến thời điểm hiện tại. (Ảnh: AP)
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giớ tính đến thời điểm hiện tại. (Ảnh: AP)

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 46.755.954 ca nhiễm COVID-19, trong đó 765.539 ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 64.102.198 ca mắc COVID-19, trong đó 1.296.934 ca tử vong. Hết ngày 29/10, châu lục này ghi nhận đã có thêm 249.660 ca nhiễm mới và 3.376 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Anh tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm mới COVID-19 nhất tại châu lục, với 43.467 ca. Quốc gia này hiện nay cũng đang dẫn đầu châu Âu về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tính đến nay, Anh ghi nhận có 8.979.236 ca nhiễm và 140.392 ca tử vong vì COVID-19.

Bên cạnh đó, dịch COVID-19 tiếp tục nóng lên ở Nga. Với số ca mắc mới cao kỷ 39.849 ca trong 24 giờ qua, tổng số ca mắc ở nước này hiện đã lên tới 8.432.546 ca. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng thêm 1.163 ca, lên tổng số 236.220 ca. Trong khi đó, số ca phục hồi tăng 30.462 ca lên 7.302.515 ca. Các quốc gia Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Đức… lần lượt xếp sau Anh và Nga về mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Châu Á hiện vẫn đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng 79.185.185 ca nhiễm và 1.168.216 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 100.235 ca mắc và 1.469 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á có 76.230.190 ca được điều trị khỏi; 1.786.779 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 27.022 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 29/10, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 14.160 ca mắc mới và 551 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 34.259.690 ca và 457.772 ca. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu lục với 24.409 ca. Tính đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận có 7.985.944 ca nhiễm COVID-19 và 70.207 ca tử vong vì dịch bệnh, là quốc gia xếp thứ 2 về mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại châu lục.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 56.159.897 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.146.424 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 38.385.558 ca, trong đó 1.169.877 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 21.793.401 ca nhiễm, trong đó 607.462 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 8.565.495 ca nhiễm, trong đó 218.455 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 2.921.589 ca nhiễm COVID-19, trong đó 89.151 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Ethiopia, Libya, Ai Cập...

Châu Đại dương ghi nhận có 306.770 ca nhiễm COVID-19, trong đó 3.685 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 5 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (1.919 ca); Fiji (28 ca); Papua New Guinea (285 ca); New Caledonia (61 ca) và New Zealand (129 ca).

Tại ASEAN, tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng hơn 13 triệu ca mắc COVID-19, trong đó 277.778 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 26.238 ca mắc COVID-19 và 289 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong ngày 29/10, Thái Lan đứng thứ đầu ASEAN về ca mắc với 8.968 ca, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 1.893.941 ca. Quốc gia ghi nhận ca mắc cao thứ hai là Malaysia với 6.060 ca. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.460.809 ca mắc COVID-19. Tiếp đó là Việt Nam với 4.899 ca; Singapore với 4.248 ca; Phillippines với 4.043 ca, Myanmar với 905 ca, Indonesia với 683 ca, Lào với 447 ca, Brunei với 132 ca và Campuchia với 101 ca.

Về số ca tử vong, ngày 29/10, cả 10 thành viên thuộc Hiệp hội ASEAN đều ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19.

Liên quan đến chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, ngày 29/10, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer và BioNTech cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Đây là một bước quan trọng để bắt đầu quá trình tiêm phòng cho nhóm tuổi này.

Trong một thông cáo báo chí, FDA cho biết: “FDA đã xác định vaccine Pfizer đáp ứng các tiêu chí để cho phép sử dụng khẩn cấp. Dựa trên toàn bộ các bằng chứng hiện có, những lợi ích đã biết và tiềm năng của vaccine Pfizer/BioNtech ngừa COVID-19 đối với các cá nhân ít nhất 5 tuổi vượt xa những nguy cơ đã biết và tiềm ẩn”.

FDA cũng trích dẫn dữ liệu cho thấy loại vaccine này có hiệu quả gần 91% trong việc ngăn ngừa COVID-19 cho nhóm tuổi, mặc dù liều lượng nhỏ hơn. Liều dùng cho trẻ em bằng 1/3 liều khuyến cáo cho người từ 12 tuổi trở lên.

Quyết định trên được FDA đưa ra vài ngày sau khi một hội đồng chuyên gia độc lập khuyến nghị phê duyệt loại vaccine này cho trẻ em. Đây là quyết định được các quan chức y tế cộng đồng cũng như được nhiều bác sĩ nhi khoa và các gia đình có con nhỏ mong chờ./.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.