Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thế giới có hơn 408 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 08:05, 12/02/2022

Tính đến sáng 12/2, thế giới ghi nhận 408.635.085 ca nhiễm và 5.819.222 ca tử vong vì COVID-19. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng những biện pháp linh hoạt để thích ứng với điều kiện bình thường mới.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trước thực tế ngày càng có nhiều nước trên thế giới mở cửa nền kinh tế và khôi phục trở lại các hoạt động biên giới sau hơn 2 năm siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch, Trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bà Soumya Swaminathan đã đưa ra lời cảnh báo thận trọng. Theo bà, đại dịch COVID-19 hoành hành thế giới hơn 2 năm qua vẫn chưa thể kết thúc do có thể sẽ có thêm biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh. Phát biểu ngày 11/2 trong chuyến đi cùng Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, thị sát các cơ sở sản xuất vaccine tại Nam Phi, bà Swaminathan nhấn mạnh: "Chúng ta chứng kiến virus tiến hóa, đột biến... chúng ta biết sẽ có thêm biến thể và thêm biến thể gây quan ngại, chúng ta chưa ở thời điểm đại dịch kết thúc.”

Theo số liệu do trang web ourworldindata.org công bố vào sáng 12/2, hiện 61,7% dân số thế giới đã được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine. Tính cho đến nay, đã có 10,32 tỷ liều vaccine được sử dụng trên toàn thế giới, với 26,74 triệu liều được tiêm mỗi ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng là không đồng đều, khi số người được chủng ngừa ít nhất 1 liều vaccine tại các nước thu nhập thấp hiện mới chỉ đạt 10,6%.

Số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 12/2 cho thấy, hiện toàn thế giới có 328.527.175 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 74.288.688 ca bệnh đang điều trị thì có 74.199.987 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,9%) và 88.701 ca (chiếm 0,1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.  

Còn xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 142.457.166 trường hợp, trong đó có 1.656.513 ca tử vong và 110.433.349 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm và tử vong mới vì COVID-19 tại châu Âu cao nhất thế giới, với lần lượt 1.244.014 và 3.655 trường hợp.

Cùng với sự lây lan đáng lo ngại của biến thể Omicron, Châu Âu hiện là “điểm nóng” dịch bệnh của thế giới với số ca mắc mới tăng đều ở nhiều nước thuộc châu lục. Trong 24 giờ qua, Đức dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19 mới, với 299.989 trường hợp, tiếp theo sau là Nga với 203.949 trường hợp.

Thủ tướng nước này Olaf Scholz, ngày 11/2 cho biết hội nghị giữa lãnh đạo chính quyền trung ương và các địa phương, dự kiến tổ chức vào tuần tới, có thể lần đầu tiên thảo luận việc nới lỏng quy định phòng, chống đại dịch COVID-19 trong làn sóng lây nhiễm thứ 4 hiện nay. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo cần tiếp tục thận trọng trong thời gian tới. Hiện tốc độ tiêm chủng ở Đức đang chững lại. Tính đến trưa 11/2, Đức đã có 62,1 triệu người (tương đương 74,7% dân số) đã tiêm đủ liều cơ bản và 45,9 triệu người (55,2% dân số) đã tiêm mũi tăng cường. Tuy nhiên, vẫn còn 19,9 triệu người (23,9% dân số) chưa tiêm, trong đó có khoảng 4 triệu trẻ dưới 5 tuổi chưa có vaccine đặc chủng.

Còn tại một nước khác trong khu vực là Bỉ cũng vừa đã quyết định hạ mức cảnh báo dịch từ màu đỏ xuống màu cam và nới nỏng một số biện pháp phòng, chống dịch căn cứ vào những chỉ số về dịch bệnh cũng như số lượng bệnh nhân nhập viện. Tuy nhiên, giới chức Bỉ cảnh báo , virus coronas vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn và vẫn còn nguy cơ tiềm ẩn. Do đó, mọi người luôn phải cảnh giác đối phó với những yếu tố mới. Các biện pháp phòng dịch vẫn phải được tuân thủ.

Tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính tới sáng 12/2 là 92.859.639 trường hợp, trong đó có 1.360.462 ca tử vong. Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 79.185.325 ca nhiễm và 941.523 ca tử vong vì COVID-19 ở thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 127.481 ca nhiễm mới COVID-19.

Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 107.190.473 trường hợp, với 1.316.062 ca tử vong và 97.662.643 ca điều trị khỏi. Song song việc triển khai một chiến dịch tiêm chủng mở rộng, nhiều nước tiếp tục theo đuổi chủ trương mở cửa và sống chung an toàn với dịch bệnh một cách thận trọng. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trong khu vực cùng với sự xuất hiện của biến thể Omicron.

Ngày 11/2, Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) cho biết số ca mắc mới COVID-19 ở trẻ em từ 5-11 tuổi đang gia tăng, do đó Chính phủ Thái Lan đang đẩy nhanh việc tiêm chủng cho nhóm này. Thái Lan bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi có bệnh nền từ ngày 31/1 và mở rộng ra các trường học từ ngày 7/2.

Trong 24 giờ qua, châu Phi có thêm 16.195 ca nhiễm mới và 346 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng các con số thống kê được tính tới sáng 12/2 lần lượt là 11.311.306 và 244.202 trường hợp. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 3.637.673 ca nhiễm COVID-19 và 96.851 ca tử vong vì dịch bệnh.

Cũng trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 33.777 ca nhiễm COVID-19, trong đó riêng Australia chiếm tới 29.853 ca. Hiện khu vực này có tổng số 3.075.587 trường hợp ca mắc COVID-19, với 6.950 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 2.855.375 ca, tiếp theo sau là Fiji với 63.476 ca./.

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng Trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.