Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thế giới có hơn 303 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 09:51, 08/01/2022

Tính đến sáng 8/1, thế giới ghi nhận 303.548.015 trường hợp mắc COVID-19, với 5.496.536 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, số ca mắc mới trên thế giới tiếp tục thiết lập “đỉnh” mới (2.603.232 ca). Dịch bệnh đang có dấu hiệu “tăng tốc” tại nhiều nước trên thế giới.

Người dân đi qua một tấm biển khuyến cáo về các biện pháp phòng chống COVID-19 tại thủ đô Brussels, Bỉ, ngày 7/1/2022. Tuần qua, số ca nhiễm COVID-19 tại quốc gia châu Âu này đã tăng 79%, trong khi số ca nhập viện tăng 20%. (Ảnh: Xinhua)
Người dân đi qua một tấm biển khuyến cáo về các biện pháp phòng chống COVID-19 tại thủ đô Brussels, Bỉ, ngày 7/1/2022. Tuần qua, số ca nhiễm COVID-19 tại quốc gia châu Âu này đã tăng 79%, trong khi số ca nhập viện tăng 20%. (Ảnh: Xinhua)

Còn về diễn biến cụ thể, số liệu thống kê trên worldometers.info vào sáng 8/1 cho thấy, hiện toàn thế giới có 258.208.527 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 39.842.952 ca bệnh đang điều trị thì có 39.749.912 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,8%) và 93.040 ca (chiếm 0,2%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.

Xét theo quy mô toàn khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 94.476.272 trường hợp, trong đó có 1.547.326 ca tử vong và 77.182.644 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm và tử vong mới vì COVID-19 tại châu Âu cao nhất thế giới, lần lượt là 1.094.997 và 2.630 trường hợp. Cùng với sự lây lan đáng lo ngại của biến thể Omicron, Châu Âu hiện là “điểm nóng” dịch bệnh của thế giới với số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước thuộc châu lục.

Theo số liệu do trang web ourworldindata.org công bố vào sáng 8/1, hiện 59% dân số thế giới đã được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine. Tính cho đến nay, đã có 9,37 tỷ liều vaccine được sử dụng trên toàn thế giới, với 30,16 triệu liều được tiêm mỗi ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng là không đồng đều, khi số người được chủng ngừa ít nhất 1 liều vaccine tại các nước thu nhập thấp hiện mới chỉ đạt 8,9%.

Chính phủ liên bang và các bang ở Đức ngày 7/1 đã thông qua nhiều biện pháp hạn chế mới nhằm ứng phó với làn sóng đại dịch do biến thể Omicron gây ra ở nước này. Theo quy định mới được thông qua, quy tắc 2G plus (những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh vẫn cần có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính) sẽ được áp dụng trên toàn quốc trong lĩnh vực nhà hàng, ẩm thực. Như vậy, sẽ chỉ có những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 và những người đã khỏi bệnh, khi có kết quả xét nghiệm nhanh hàng ngày mới được vào các nhà hàng, quán ăn, quán bar hay quán cà phê. Trong khi đó, những người đã tiêm mũi vaccine tăng cường sẽ được miễn chấp hành quy tắc vừa đề cập ngay sau mũi thứ 3.

Còn tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính tới sáng 8/1 lên tới 71.148.187 trường hợp, trong đó có 1.257.601 ca tử vong.

Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 60.379.954 ca nhiễm và 858.101 ca tử vong vì COVID-19 ở thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, Mỹ cũng là nước có số ca nhiễm COVID-19 mới cao nhất thế giới, với 764.709 ca.

Ngày 7/1, Nhà Trắng ra thông báo cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đọc Thông điệp liên bang vào ngày 1/3, muộn hơn nhiều so với thời điểm thông thường các năm trước là vào cuối tháng Một hoặc đầu tháng Hai. Việc Tổng thống J.Biden phải lùi ngày đọc Thông điệp liên bang một phần do nước Mỹ đang phải đối phó với làn sóng COVID-19 mới do sự lây lan của biến thể Omicron và nhiều chương trình nghị sự của chính phủ vẫn đang tắc tại Quốc hội. Tuy nhiên, điều này cũng cho phép ông có thêm thời gian ứng phó với dịch COVID-19 nhằm giảm bớt áp lực lên hệ thống y tế, hạn chế những tác động đối với nền kinh tế, đồng thời tìm kiếm động lực mới cho gói chính sách bước ngoặt mà ông đã đưa ra và củng cố niềm tin ở cử tri để chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới.

Còn tại châu Á, song song với việc triển khai một chiến dịch tiêm chủng mở rộng, nhiều nước tiến tới việc mở cửa và sống chung an toàn với dịch bệnh một cách thận trọng . Tuy nhiên, nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn đang hiện hữu cùng với sự xuất hiện của biến thể Omicron đang khiến một số nước tính đến việc áp dụng những biện pháp “mạnh tay” để phòng chống dịch.

Ngày 7/1, Lực lượng đặc trách chống COVID-19 thuộc Chính phủ Thái Lan thông báo nước này sẽ kéo dài việc tạm ngừng chương trình miễn cách ly và áp đặt các lệnh hạn chế mới, trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 đang tăng vọt trở lại. Theo những quy định hạn chế mới, từ ngày 9/1 tới, đồ uống có cồn sẽ bị cấm phục vụ ở các nhà hàng tại 69 tỉnh của Thái Lan. Trong khi đó, tại 8 tỉnh còn lại, bao gồm cả thủ đô Bangkok, đồ uống có cồn sẽ phải dừng phục vụ sau 21h hằng ngày.

Thái Lan đã ghi nhận 7.526 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 7/1. Đây là con số cao nhất kể từ đầu tháng 11 /2021 và cao gấp đôi con số thống kê của ngày 1/1 vừa qua. Nếu tình hình không được cải thiện, số ca nhiễm mới tại Thái Lan được cảnh báo có thể lên đến 30.000 ca/ngày.

Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại khu vực này là 86.129.516 trường hợp, với 1.261.473 ca tử vong và 82.528.585 ca điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, khu vực này ghi nhận 316.395 ca nhiễm mới.

Tính đến sáng 8/1, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 10.132.987 trường hợp, trong đó có 231.421 ca tử vong và 8.936.056 ca bình phục. Trong tổng số 965.510 ca đang điều trị thì có 2.417 ca trong tình trạng nguy kịch.

Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 3.5134.813 ca nhiễm COVID-19 và 92.259 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 78.444 ca nhiễm COVID-19. Hiện khu vực này có tổng số 929.096 trường hợp ca mắc COVID-19, với 4.592 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 762.500 ca, tiếp theo sau là Fiji với 55.649 ca./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.