Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thế giới có hơn 235 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 09:41, 04/10/2021

Tính đến sáng 4/10, thế giới ghi nhận 235.716.549 ca nhiễm COVID-19, với 4.815.850 ca tử vong. Sau hơn 2 năm chật vật ứng phó, nhiều nước trên thế giới giờ đang chuyển mục tiêu từ “zero COVID-19” sang sống chung an toàn với COVID-19 trong trạng thái “bình thường mới”.

Ngày 3/10, hàng nghìn học sinh Kuwait đã bắt đầu quay trở lại trường học sau 18 tháng đóng cửa do đại dịch COVID-19. (Ảnh: Xinhua)
Ngày 3/10, hàng nghìn học sinh Kuwait đã bắt đầu quay trở lại trường học sau 18 tháng đóng cửa do đại dịch COVID-19. (Ảnh: Xinhua)

Cuối tuần qua, những nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh tại các nước trên thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực sau khi Pfizer và đối tác BioNTech đã cung cấp dữ liệu sơ bộ về thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi lên Bộ Y tế Canada sớm hơn dự kiến. Hiện Canada chưa cấp phép bất kỳ vaccine phòng COVID-19 nào dành cho trẻ dưới 12 tuổi. Pfizer cho biết trong quá trình thử nghiệm, số trẻ em trong độ tuổi 5-11 được tiêm liều vaccine chỉ bằng 1/3 liều tiêm dành cho người lớn.

Những tiến bộ trong phát triển, nghiên cứu vaccine COVID-19 cho trẻ em là tiền đề để nhiều nước mở cửa trường học. Trong bối cảnh dịch bệnh, các lớp học trực tuyến đã trở nên phổ biến, công nghệ cũng mang lại nhiều lợi ích đối với giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, nhưng hình thức học tập này đã được chứng minh là không thể thay thế cho hình thức học trực tiếp.

Theo số liệu do trang web ourworldindata.org công bố vào sáng 4/10, hiện 45,6% dân số thế giới đã được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine. Tính cho đến nay, đã có 6,31 tỷ liều vaccine được sử dụng trên toàn thế giới, với 26,19 triệu liều được tiêm mỗi ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng vẫn diễn ra không đồng đều, khi số người được ngừa ít nhất 1 liều vaccine tại các nước thu nhập thấp chỉ được cải thiện chậm chạp, hiện ở mức 2,3%.

Còn về diễn biến cụ thể, số liệu thống kê trên worldometers.info vào sáng 4/10 cho thấy, hiện toàn thế giới có 212.580.426 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 18.320.273 ca bệnh đang điều trị thì có 18.233.250 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,5%) và 87.023 ca (chiếm 0,5%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đã lan sang 221 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với Mỹ, Ấn Độ, Brazil là 3 “vùng dịch” lớn nhất.

Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 59.384.584 trường hợp, trong đó có 1.229.072 ca tử vong và 54.399.538 ca được điều trị khỏi.

Hiện Bắc Mỹ có 53.533.723 ca nhiễm bệnh, trong đó có 1.086.544 ca tử vong vì COVID-19. Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 44.518.437 ca nhiễm và 719.933 ca tử vong vì COVID-19.

Tính đến sáng 4/10, Nam Mỹ có 37.873.852 ca nhiễm COVID-19, với 1.156.864 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, với 21.468.121 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.

Hiện châu Á đang là “điểm nóng dịch bệnh trên thế giới”, với 76.271.622 ca nhiễm COVID-19. Dù đã có dấu hiệu thuyên giảm, song trong nhiều ngày qua, khu vực này luôn đứng đầu thế giới về số ca mắc COVID-19 tính theo ngày.

Tính đến sáng 28/9, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 8.413.760 trường hợp, trong đó có 212.590 ca tử vong và 7.686.910 ca bình phục.

Hiện châu Đại Dương có 238.314 ca nhiễm COVID-19, với 3.021 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 113.411 ca, tiếp theo sau là Fiji với 51.202 ca./.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.