Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thế giới có hơn 1,9 triệu ca tử vong vì COVID-19

PV - 08:54, 08/01/2021

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 8/1/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 88.363.513 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.903.857 ca tử vong và 63.450.229 ca phục hồi. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 704.536 ca mắc và 12.985 ca tử vong mới vì đại dịch.

Ngày thứ 2 liên tiếp Indonesia ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 ở mức cao kỷ lục. (Ảnh: aa.com.tr)
Ngày thứ 2 liên tiếp Indonesia ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 ở mức cao kỷ lục. (Ảnh: aa.com.tr)

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 22.050.141 ca nhiễm COVID-19, trong đó 372.970 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Mỹ (192.525 ca); Brazil (87.134 ca); Anh (52.618 ca); Đức (28.034 ca); Nga (23.541 ca); Pháp (21.703 ca)…Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Mỹ (2.980 ca); Brazil (1.455 ca); Mexico (1.165 ca); Anh (1.162 ca)…

Tại châu Âu, số người nhiễm COVID-19 hiện tại là 25.239.622 người, với 575.439 ca tử vong. Ngày 7/1, châu lục này ghi nhận đã có thêm 261.999 ca nhiễm mới và 4.965 ca tử vong vì COVID-19. Nga hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại châu Âu. Hiện Nga ghi nhận đã có 3.332.142 ca mắc COVID-19 và 60.457 ca tử vong vì dịch bệnh. Anh xếp sau Nga về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 trong khu vực. Hiện số ca mắc COVID-19 tại quốc gia này là 2.889.419 người sau khi ghi nhận thêm 52.618 ca nhiễm mới; trong đó số ca tử vong vì đại dịch tại quốc gia này là 78.508 ca. Hiện Anh là nước có số ca mắc COVID-19 cao thứ 5 thế giới, sau Mỹ, Ấn Độ, Brazil và Nga.

Ngày 7/1, Đức cho biết có thể phải áp đặt một đợt phong tỏa dài hơn nếu chính quyền các bang không thực hiện đồng bộ các hạn chế phòng dịch COVID-19 nghiêm ngặt hơn, đặc biệt trong bối cảnh bùng phát biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có nguy cơ lây lan cao. Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Séc Jan Blatny thông báo Chính phủ Séc đã quyết định duy trì các biện pháp hạn chế trên cả nước ở mức nghiêm ngặt nhất ít nhất đến ngày 22/1 tới, thay vì vào ngày 10/1 như trước.

Liên quan tới chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19, Pháp, cùng với nhiều nước Liên minh châu Âu (EU) khác, đã triển khai chương trình tiêm vaccine gồm 3 giai đoạn với đối tượng ưu tiên là nhân viên y tế và người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão.

Châu Á đã có tổng cộng 21.228.980 ca nhiễm và 345.201 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 86.275 ca mắc và 1.131 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á, có 19.725.612 ca được điều trị khỏi; 1.158.167 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 24.205 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 7/1, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 18.106 ca mắc mới và 234 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 10.414.044 và 150.606 ca. Thổ Nhỹ Kỳ là quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại châu lục. Trong 24 giờ qua, giới chức nước này ghi nhận thêm 194 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia này lên 22.264 ca. Trong khi đó, tổng số ca mắc bệnh cũng tăng lên 2.296.102 ca sau khi ghi nhận thêm 12.171 ca mắc mới trong ngày.

Ngày 7/1, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp do dịch COVID-19 ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận, gồm Chiba, Kanagawa và Saitama, trong thời gian từ ngày 8/1-7/2. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc bệnh COVID-19 trong ngày lên tới hơn 2.000 ca, số ca mắc cao nhất từ trước đến nay. Đây là lần thứ hai Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp để ứng phó với đại dịch COVID-19.

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN ghi nhận thêm 14.640 ca mắc mới COVID-19 và 256 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính đến nay, khu vực này ghi nhận số ca tử vong vì virus SARS-CoV-2 đã lên tới 36.330 trường hợp, trong đó 1.607.649 ca mắc COVID-19. Indonesia vẫn đang là quốc gia chịu ảnh hưởng vì dịch bệnh nặng nề nhất trong khu vực. Trong 24 giờ qua, Indonesia ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục với 9.321 ca mắc mới và 223 ca tử vong vì dịch bệnh. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp quốc gia ASEAN này ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao kỷ lục. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận tổng cộng 797.723 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 23.520 ca tử vong. Cũng trong ngày 7/1, Philippines ghi nhận thêm 9 ca tử vong mới và 1.353 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc và tử vong vì đại dịch tại quốc gia này lần lượt lên 482.083 và 9.356 ca. Hiện Philippines là quốc gia bị ảnh hưởng thứ 2 tại khu vực ASEAN.

Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 216.267 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 25.196.030 ca, tổng số người tử vong là 539.751 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 15.524.531 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 1.479.835 ca nhiễm và 129.987 ca tử vong. Tiếp đến là Canada với 633.402 ca nhiễm và 16.547 ca tử vong vì COVID-19.

Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 13.690.804 ca nhiễm; 371.861 ca tử vong và 12.207.486 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 7.961.673 ca nhiễm, trong đó 200.498 ca tử vong. Colombia xếp sau Brazil tại khu vực với 1.737.347 ca nhiễm và 45.067 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp đến là Argentina với 1.676.171 ca nhiễm và 43.976 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua chỉ có Australia và New Zealand là các quốc gia ghi nhận có ca mắc COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 10 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 28.546 ca. Hiện, Australia ghi nhận có 909 trường hợp tử vong vì COVID-19.

Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 của nước này có thể bắt đầu sớm nhất là vào giữa tháng 2, với mục tiêu có 4 triệu người Australia được tiêm chủng vào cuối tháng 3. Đợt tiêm chủng đầu tiên sẽ bắt đầu từ giữa hoặc cuối tháng 2, với 80.000 mũi /tuần dành cho những người có nguy cơ cao nhất.

French Polynesia là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 17.131 ca, trong đó 121 trường hợp tử vong. New Zealand xếp vị trí thứ 3 về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại khu vực. Nước này ghi nhận có 2.188 ca mắc và 25 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong ngày 7/1, nước này ghi nhận có thêm 2 ca mắc mới COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 2.958.571 ca mắc COVID-19, trong đó 70.524 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu châu lục về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2, với 1.170.590 trường hợp, trong đó 31.809 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 20.999 ca mắc mới COVID-19 và 441 ca tử vong vì đại dịch. Morocco là quốc gia xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng tại khu vực khi ghi nhận có 448.678 ca nhiễm COVID-19 và 7.645 ca tử vong vì dịch bệnh, tiếp đến là Tunisia với 149.881 ca nhiễm và 5.004 ca tử vong vì COVID-19./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.