Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thế giới có gần 428 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 10:03, 23/02/2022

Tính đến sáng 23/2, thế giới ghi nhận 427.918.095 ca nhiễm và 5.923.408 ca tử vong vì COVID-19. Sau 2 năm ứng phó với dịch bệnh, nhiều nước đang trong lộ trình nới lỏng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, chủ động thích ứng để từng bước quay trở lại cuộc sống bình thường mới.

Thế giới có gần 428 triệu ca nhiễm COVID-19
Thế giới có gần 428 triệu ca nhiễm COVID-19

Số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 23/2 cho thấy, hiện toàn thế giới có 355.742.531 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 66.252.156 ca bệnh đang điều trị thì có 66.171.348 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,9%) và 80.808 ca (chiếm 0,1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.

Còn xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 152.134.590 trường hợp, trong đó có 1.692.191 ca tử vong và 126.042.502 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm COVID-19 mới tại châu Âu cao nhất thế giới, với 808.676 trường hợp. Trong đó, Đứca dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19 mới, với 158.507 trường hợp, tiếp theo sau là Nga với 135.172 trường hợp.

Từ ngày 1/3 tới đây, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ mở cửa biên giới cho các du khách đến từ ngoài khối đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt, đồng thời nới lỏng hạn chế đối với những du khách tiêm các vaccine của Ấn Độ và Trung Quốc. Theo quy định mới này, những hạn chế sẽ được dỡ bỏ đối với du khách tiêm mũi vaccine cuối cùng của các mũi vaccine cơ bản ít nhất 14 ngày và không quá 270 ngày trước khi nhập cảnh vào các nước EU. Những du khách đã tiêm mũi vaccine tăng cường cũng sẽ được phép nhập cảnh vào EU.

Còn tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính tới sáng 23/2 là 94.306.154 trường hợp, trong đó có 1.387.692 ca tử vong. Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 80.230.210 ca nhiễm và 962.741 ca tử vong vì COVID-19 ở thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 45.787 ca nhiễm mới COVID-19.

Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 113.110.557 trường hợp, với 1.336.885 ca tử vong và 105.009.803 ca điều trị khỏi. Song song việc triển khai một chiến dịch tiêm chủng mở rộng, nhiều nước tiếp tục theo đuổi chủ trương mở cửa và sống chung an toàn với dịch bệnh một cách thận trọng. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trong khu vực do sự hoành hành của biến thể Delta và Omicron.

Tại Indonesia, Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo nước này - ông Sandiaga Uno cho biết hiện Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia đang rà soát và soạn thảo hướng dẫn việc miễn cách ly do du khách từ tháng 4 tới. Nếu mọi việc suôn sẻ, du khách nhập cảnh Indonesia sẽ không phải cách ly từ tháng 4 tới. Chính phủ Indonesia sẽ căn cứ vào dữ liệu y tế và khoa học để đưa ra quyết định chính sách trên trong khi vẫn duy trì cảnh giác về nguy cơ lây lan các biến thể của virus SARS-CoV-2.

Trong 24 giờ qua, châu Phi có thêm 21.939 ca nhiễm mới và 196 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng các con số thống kê được tính tới sáng 23/2 lần lượt là 11.475.243 và 248.249 trường hợp. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 3.662.032 ca nhiễm COVID-19 và 98.868 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 27.791 ca nhiễm COVID-19, trong đó riêng Australia chiếm tới 24.868 ca. Hiện khu vực này có tổng số 3.335.415 trường hợp ca mắc COVID-19, với 7.516 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 3.074.283 ca, tiếp theo sau là Fiji với 63.850 ca./.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.