Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Tin tức

Thế giới có gần 251 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 09:05, 09/11/2021

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 9/11/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 250.968.413 ca nhiễm COVID-19, trong đó 5.069.585 ca tử vong và 227.204.147 ca bình phục. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 334.291 ca mắc và 4.708 ca tử vong mới vì đại dịch.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 47.397.302 ca nhiễm COVID-19, trong đó 775.729 ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 66.439.540 ca mắc COVID-19, trong đó 1.329.722 ca tử vong. Hết ngày 8/11, châu lục này ghi nhận đã có thêm 199.066 ca nhiễm mới và 2.885 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Nga là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm mới COVID-19 nhất tại châu lục, với 39.400 ca. Quốc gia này hiện cũng đang đứng đầu tại châu Âu về số ca tử vong bởi đại dịch với 248.004 ca tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận thêm 1.190 ca tử vong mới vì dịch bệnh.

Bên cạnh đó, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục nóng tại Anh. Với số ca mắc mới 32.322 ca trong 24 giờ qua, tổng số ca mắc ở nước này hiện đã lên tới 9.333.891 ca. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng thêm 57 ca, lên tổng số 141.862 ca. Trong khi đó, số ca phục hồi tăng 35.791 ca lên 7.629.990 ca. Anh và Nga hiện đang đứng đầu châu lục về mức độ ảnh hửng bởi dịch COVID-19. Các quốc gia Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Đức… lần lượt xếp sau Anh và Nga về mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Châu Á hiện vẫn đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng 80.144.293 ca nhiễm và 1.182.562 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 83.194 ca mắc và 1.168 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á có 77.258.327 ca được điều trị khỏi; 1.703.404 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 27.834 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 8/11, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 7.841 ca mắc mới và 304 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 34.374.455 ca và 461.347 ca. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu lục với 27.824 ca. Tính đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận có 8.259.503 ca nhiễm COVID-19 và 72.314 ca tử vong vì dịch bệnh, là quốc gia xếp thứ 2 về mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại châu lục.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 56.891.028 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.160.074 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 38.557.991 ca, trong đó 1.173.245 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 21.886.077 ca nhiễm, trong đó 609.573 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 8.609.521 ca nhiễm, trong đó 220.114 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 2.924.072 ca nhiễm COVID-19, trong đó 89.352 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Ethiopia, Libya, Ai Cập...

Châu Đại dương ghi nhận có 325.319 ca nhiễm COVID-19, trong đó 3.853 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 3 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (1.310 ca); New Caledonia (44 ca), Papua New Guinea (192 ca) và New Zealand (192 ca).

Tại ASEAN, tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng hơn 13,3 triệu ca mắc COVID-19, trong đó 287.405 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 22.582 ca mắc COVID-19 và 295 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 8/11, ASEAN có 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Malaysia, Lào và Việt Nam.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất ASEAN vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, quốc gia này ghi nhận 244 ca bệnh mới và chỉ có 12 ca tử vong..

Trong 24 giờ qua, Thái Lan tiếp tục là điểm dịch nóng nhất khu vực, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. Ngày 8/11, nước này ghi nhận thêm 7.592 ca bệnh mới, cao nhất khu vực. Trong khi số ca tử vong là 39 người.

Diễn biến dịch đã bớt nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây, dù số ca tử vong vẫn cao. Ngày 8/11, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 91 trường hợp, trong đó 2.087 ca mắc mới COVID-19. Malaysia một ngày qua số ca mắc mới cũng tăng nhẹ, với 4.543 trường hợp, trong khi có 58 ca tử vong. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia./.

Tin cùng chuyên mục
Những thiệt hại đầu tiên do hoàn lưu bão số 4 gây ra ở Nghệ An

Những thiệt hại đầu tiên do hoàn lưu bão số 4 gây ra ở Nghệ An

Mưa lớn nhiều ngày do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 đã khiến cho nhiều vùng đất ở Nghệ An ngập úng cục bộ. Khu vực miền núi đã xuất hiện sạt lở. Đáng chú ý, đã có thiệt hại về người và tài sản vì mưa lũ.