Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thấy gì sau khi Phú Quốc bị ngập lụt?

PV - 14:10, 20/08/2019

Ảnh hưởng cơn bão số 3 từ ngày 2/8 đến ngày 11/8, với lượng mưa kỷ lục cộng với nước biển dâng; tốc độ đô thị hoá nhanh, tình trạng người dân tự ý xây dựng lấn chiếm sông suối gây áp lực lớn lên hệ thống thoát nước… là những nguyên nhân gây ngập lụt khiến cho hàng ngàn hộ dân sinh sống ở đảo Ngọc phải chạy lụt.

Ông Trần Chiến Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc (Kiên Giang) thông tin, trong trận ngập lịch sử ở Phú Quốc những ngày vừa qua, địa phương đã phải huy động lực lượng vũ trang gồm hơn 1.500 người tham gia cứu hộ hỗ trợ sơ tán gần 2.000 người dân đến nơi an toàn, có 3.874 căn nhà bị ngập hoàn toàn. Trận ngập lụt gây tổng thiệt hại về vật dụng, hoa màu và thuỷ sản của ngư dân hơn 100 tỷ đồng.

Đặc biệt, trận ngập lụt gây ảnh hưởng nặng đến hoạt động du lịch, đại diện Công ty du lịch Vietravel thông tin, phương án đưa khách mắc kẹt của Công ty quay về đất liền, duy nhất là chờ sân bay hoạt động trở lại vì biển động, việc di chuyển bằng đường thủy sẽ không an toàn. Hiện tại, Công ty chưa tổ chức đoàn khách mới nào ra đảo.

Cuộc sống của người dân đảo Ngọc bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau trận ngập lụt. Cuộc sống của người dân đảo Ngọc bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau trận ngập lụt.

Hiện, các ngành chức năng đang cùng với chính quyền địa phương thực hiện công tác thăm hỏi, giúp đỡ để người dân bị ảnh hưởng sớm ổn định cuộc sống; vận động người dân nâng cao ý thức về thoát nước đô thị như, không vứt rác bừa bãi hay xây dựng lấn chiếm sông, suối.

Từ trận ngập lụt lịch sử này đang đặt ra nhiều vấn đề về chiến lược phát triển địa phương cho lãnh đạo huyện Phú Quốc; đó là cần xây dựng kế hoạch lộ trình phát triển đặc biệt khoa học cả về lý luận và thực tiễn. Đơn cử như các cấp chính quyền đã không tính toán được tốc độ phát triển quá nóng của hòn đảo này. Trước đây, dân số trên đảo khoảng trên 10.000 người, nay đã tăng lên trên 50.000 người. Nhu cầu về nhà ở, mật độ xây dựng tăng chóng mặt và biến đổi khí hậu đến quá nhanh so với dự báo. Đó là chưa kể việc bùng nổ phát triển du lịch cũng tạo thêm áp lực xây dựng rất lớn khi hiện tại, mỗi năm Phú Quốc đón gần 3 triệu lượt du khách.

Trao đổi về hướng khắc phục và giải pháp để đảo Ngọc có thể phát triển bền vững, ông Mai Văn Huỳnh, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc cho biết: “Trước mắt, chúng tôi tập trung khắc phục hậu quả, giúp trên 2.000 dân sớm quay về nhà, tái lập các hoạt động kinh tế dân sinh càng sớm càng tốt; phòng ngừa dịch bệnh sau lũ, không để người dân đảo thiếu ăn và đảm bảo khám chữa bệnh kịp thời. Tiếp theo, sẽ chỉ đạo chính quyền cùng các hội, đoàn huy động Nhân dân tổ chức việc thu gom rác để không gây nghẽn dòng chảy; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng lấn chiếm dòng chảy sông, suối, rạch, kể cả để vật liệu tràn ra môi trường cũng sẽ xử lý. Nhằm sớm ổn định ngành Du lịch thế mạnh của huyện.

Về lâu dài, Phú Quốc cần kinh phí hỗ trợ để triển khai quy hoạch chi tiết, vì hiện nay mới có quy hoạch tổng thể của đảo. Khi có quy hoạch chi tiết, phải phê duyệt luôn đề án phát triển đô thị để trình Chính phủ đồng bộ, thì mới đáp ứng được những kịch bản phát triển mà trước đây chưa tính được, chẳng hạn như biến đổi khí hậu và tốc độ phát triển kinh tế quá nóng.

MINH TRIẾT

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.