Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thảo nguyên Lạng Sơn vào mùa đẹp nhất

PV - 11:21, 17/03/2022

Mùa này đến Đồng Lâm, du khách có thể cắm trại trên những thảm cỏ xanh, nơi đàn ngựa gặm cỏ, hay chèo thuyền trên hồ.

Thảo nguyên Lạng Sơn vào mùa đẹp nhất

Thảo nguyên Đồng Lâm thuộc xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng 150 km, theo quốc lộ 1A. Khu vực có diện tích 100 ha, nổi tiếng bởi thảm cỏ tươi tốt, hồ trong xanh, nằm giữa những vách núi hùng vĩ.

Tác giả ảnh Hùng Vĩ, cũng là người địa phương, chia sẻ Đồng Lâm đang ở mùa đẹp nhất khi nước cạn, làm lộ những bán đảo xanh. Mùa này thảo nguyên rộng bát ngát, cây cối cũng đâm chồi nảy lộc nhiều sức sống. Đặc biệt hiện thời tiết mát mẻ, thích hợp để cắm trại, hoạt động ngoài trời.

Thảo nguyên Lạng Sơn vào mùa đẹp nhất 1

Mùa nước cạn, người dân trong khu vực làm nương rẫy nên chăn thả trâu, ngựa đi ăn cỏ. Tác giả chia sẻ ở đây chỉ có vài hộ dân nuôi ngựa, họ không làm chuồng trại mà chăn thả tự do, cách vài ngày sẽ tới thăm chúng một lần. Vẻ đẹp thanh bình, hoang sơ này thu hút nhiều du khách cũng như nhiếp ảnh gia tới săn ảnh.

Thảo nguyên Lạng Sơn vào mùa đẹp nhất 2

Ngựa ở đây có nhiều màu sắc nâu, trắng, ghi. Để bảo vệ hệ sinh thái khu vực, du khách không lái xe vào trong, thay vào đó là đi bộ khoảng 500 m hoặc thuê người dân chở vào với giá khoảng 40.000 đồng.

Thảo nguyên Lạng Sơn vào mùa đẹp nhất 3

Huỳnh Ly, du khách TP. Hồ Chí Minh mang theo bàn ghế nghỉ ngơi bên hồ giữa thảo nguyên Đồng Lâm. Cô chia sẻ đã tới Hữu Liên hơn 10 lần vào các mùa khác nhau vì yêu khung cảnh hữu tình, yên bình nơi đây. Buổi sớm ở Đồng Lâm, cô chạy nhảy trên đồng cỏ, đuổi theo những chú ngựa, khi thấm mệt có thể ngồi nghỉ ngơi, hít thở không khí trong lành.

Thảo nguyên Lạng Sơn vào mùa đẹp nhất 4

Ly chia sẻ mùa xuân Đồng Lâm đẹp vì cỏ non xanh mướt, suối trong xanh, ngựa tập trung trên đồng cỏ nhấp nhô đẹp như trong tranh. Đặc biệt khung cảnh này khiến cô liên tưởng tới thảo nguyên Mông Cổ rộng lớn. Mùa này ở Hữu Liên cũng ngập sắc hoa đào, mận, mơ.

Du khách có thể tự mang theo dụng cụ cắm trại, ăn uống hoặc sử dụng dịch vụ homestay, thuê đồ của một số hộ dân trong khu vực.

Thảo nguyên Lạng Sơn vào mùa đẹp nhất 5

Ở đây có dịch vụ chèo bè đưa du khách tham quan hồ với giá khoảng 250.000 đồng/tiếng, ngoài ra là thuê thuyền kayak 50.000 đồng/tiếng. Chiều đến, du khách ngồi thư giãn trên thuyền ngắm cảnh.

Thảo nguyên Lạng Sơn vào mùa đẹp nhất 6

Khi mặt trời khuất, ngựa cũng nhanh chóng chạy từ đảo nhỏ giữa hồ về đất liền, vì trời tối mưa làm nước dâng cao có thể không còn đường về.

Vào mùa nước từ khoảng tháng 7-10, nước sẽ ngập vùng đồng cỏ thành hồ nước lớn độ sâu khoảng 2-3 m, đàn ngựa sẽ chỉ ở khu vực cao hơn hoặc gần rìa núi. Lúc này thay vì cắm trại trên bãi cỏ, du khách có thể trải nghiệm chèo kayak.

Thảo nguyên Lạng Sơn vào mùa đẹp nhất 7

Cách Đồng Lâm khoảng 2 km là đập Bắc Mỏ, nơi có khung cảnh hoang sơ, với dòng suối, hồ nước trong xanh. Du khách có thể tới đây tham quan trong ngày, kết hợp cùng thảo nguyên. Bức ảnh này được chụp cuối tháng 12/2021 khi cây cối đang dần đổi màu lá.

Thảo nguyên Lạng Sơn vào mùa đẹp nhất 8

Du khách cũng có thể đi sâu vào bản người Dao, nơi có hoa đào phai đang nở rộ. Cách 5 ngày người dân sẽ tổ chức chợ phiên một lần, du khách sẽ được trải nghiệm nét văn hóa truyền thống của người địa phương.

Ở quanh Đồng Lâm có homestay để nghỉ qua đêm. Tác giả bộ ảnh chia sẻ đã tới đây, du khách đừng quên thưởng thức gà nướng lá móc mật, rau dớn, rau cải rừng có vị thanh ngọt.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.