Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thảo luận tại tổ (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV): Rất cần thiết phê duyệt Đề án Tổng thể trong kỳ họp này

Thanh Huyền - 22:17, 22/10/2019

Nhiều đại biểu Quốc hội tán thành sự cần thiết và khẳng định tầm quan trọng của Đề án tổng thể tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) (sau đây gọi tắt là Đề án Tổng thể) trong phiên thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế-xã hội chiều ngày 22/10 của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ chiều ngày 22/10/2019.
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ chiều ngày 22/10/2019.

Thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu tán thành sự cần thiết và khẳng định tầm quan trọng của Đề án Tổng thể đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTS&MN. Đồng tình với quan điểm, mục tiêu, giải pháp đặt ra của Đề án Tổng thể, nhiều đại biểu khẳng định, thực hiện chính sách dân tộc thời gian qua đã giúp vùng DTTS&MN có nhiều khởi sắc, tuy nhiên, đây vẫn là vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, chất lượng giáo dục, nguồn nhân lực thấp... Phân tích những khó khăn, hạn chế của vùng đồng bào DTTS&MN, nhiều đại biểu cho rằng, cần tập trung nguồn lực cho vùng này. 

Đánh giá cao sự chuẩn bị và quá trình xây dựng Đề án Tổng thể của Chính phủ, nhiều đại biểu cho rằng, cần có sự đầu tư về chính sách mang tính đột phá để giải quyết các vấn đề bức thiết hiện nay trong phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS&MN. 

“Tôi nhất trí về bối cảnh, quan điểm, mục tiêu của Đề án Tổng thể. Rất cần thiết phê duyệt Đề án trong kỳ họp này”. Đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) chia sẻ. 

Đại biểu Hà Thị Lan (Bắc Giang) đồng tình với việc điều chỉnh tên gọi của Đề án Tổng thể là: Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN như đề xuất của Chính phủ và thẩm tra của Hội đồng Dân tộc Quốc hội và cho rằng tên gọi này sẽ xác định rõ địa bàn để tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả Đề án. 

Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, một số đại biểu cho rằng, cần tăng cường phát triển du lịch cộng đồng để tăng thu nhập cho người dân vùng DTTS&MN; xây dựng thiết chế văn hóa, bảo tồn lễ hội, tiếng nói, chữ viết của đồng bào DTTS; ổn định, sắp xếp dân cư vùng biên giới, có chính sách hỗ trợ để đồng bào DTTS yên tâm gắn bó với biên giới, bảo vệ chủ quyền quốc gia... 

Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) quan tâm đến vấn đề về dịch vụ môi trường rừng ở vùng DTTS. Đại biểu cho rằng, cần hoàn thiện chính sách này để người dân gắn với rừng, giữ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái ở vùng DTTS&MN. 

Theo đại biểu Hoàng Thị Hoa (Bắc Giang), Đề án Tổng thể cần giải quyết 4 nhóm vấn đề: đất sản xuất; quy hoạch sắp xếp dân cư phù hợp; đầu tư cơ sở hạ tầng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. “Đề án phải phát huy được tiềm năng lợi thế vùng đồng bào DTTS&MN; thực hiện tốt những mục tiêu đã đặt ra, thậm chí mục tiêu cần phải tăng cao hơn nữa”,. Đại đại biểu Hoa nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.