Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thành phố Hà Nội sẽ mở mới khoảng 100 tuyến xe buýt giai đoạn 2020 - 2025

NA - 10:50, 21/04/2022

Theo kế hoạch giai đoạn 2020 - 2025, thành phố Hà Nội dự kiến mở mới 90 - 100 tuyến xe buýt. Trong đó, ngay trong năm 2022 sẽ mở 28 tuyến.

Hà Nội sẽ mở thêm từ 90 - 100 tuyến xe buýt mới (Ảnh minh họa)
Hà Nội sẽ mở thêm từ 90 - 100 tuyến xe buýt mới (Ảnh minh họa)

Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, thành phố Hà Nội đã đưa vào khai thác 136 tuyến buýt (trong đó có 2 tuyến buýt du lịch, 3 tuyến buýt điện). Cùng đó, các tuyến vận tải hành khách khối lượng lớn như tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh- Hà Đông, tuyến BRT 01 Kim Mã - Yên Nghĩa được đưa vào hoạt động đã thúc đẩy chuyển đổi thói quen đi lại của người dân, chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng giao thông công cộng.

Theo đại diện Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco), để nâng cao hiệu quả khai thác phục vụ nhân dân trong việc đi lại bằng phương tiện công cộng, Transerco đã triển khai các mở các tuyến buýt theo từng giai đoạn.

Trong đó, giai đoạn 1: Không có trung tâm, đơn vị hành chính (quận, huyện) nào của Hà Nội “trắng” về xe buýt. Về cơ bản đến nay mục tiêu đã hoàn thành; Giai đoạn 2: Không có trung tâm, thị trấn, khu đô thị, khu công nghiệp và trung tâm liên xã “trắng” về xe buýt; Giai đoạn 3: Đưa xe buýt về tận trung tâm các xã, các điểm thu hút hành khách lớn.

Với loại hình vận tải buýt điện mới được đưa vào vận hành cũng đang được Công ty TNHH Dịch vụ vận tải sinh thái (Vinbus) đẩy nhanh tiến độ mở tuyến. Vinbus đã ký hợp đồng với nhà máy Vinfast cung cấp xe theo tiến độ.

Theo ông Thái Hồ Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Giao thông công cộng Hà Nội cho biết, trong giai đoạn 2020 - 2025, thành phố dự kiến mở mới 90 -100 tuyến buýt nhằm tăng cường khả năng kết nối, trung chuyển hành khách giữa đường sắt đô thị và hệ thống xe buýt, tạo thuận lợi cho hành khách khi sử dụng phương tiện công cộng. Tăng khả năng tiếp cận, kết nối của xe buýt tới các trung tâm phát sinh nhu cầu: Khu đô thị mới, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, bến xe, ga đường sắt đô thị, khu công nghiệp, chung cư…

Ngay trong năm 2022, thành phố Hà Nội sẽ mở 28 tuyến buýt. Cụ thể, đối với buýt điện, sẽ mở thêm 6 tuyến, nâng tổng số tuyến xe buýt điện lên 9 tuyến. Mở mới 5 tuyến buýt kết nối với tuyến đường sắt đô thị 2A (dự kiến đưa vào hoạt động trong quý II/2022). Mở mới 17 tuyến buýt khác trong năm 2022 (dự kiến triển khai trong quý III và IV/2022).

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.