Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Thanh niên DTTS Tây Nguyên lập thân, lập nghiệp: Lẻ loi trên hành trình gian khó (Bài 2)

Lê Hường - 15:51, 05/08/2021

Phần lớn thanh niên DTTS ở Tây Nguyên khởi nghiệp trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trên hành trình khởi nghiệp, họ còn gặp rất nhiều khó khăn từ nguồn vốn đầu tư; các chương trình chuyển giao kỹ thuật chưa nhiều. Trong khi đó, "Hệ sinh thái khởi nghiệp" dù được đề cập đến khá nhiều nhưng vẫn chưa thực chất và mang tính chất “phong trào”...

Mô hình khởi nghiệp nông nghiệp sạch của các bạn trẻ dân tộc Ê đê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk
Mô hình khởi nghiệp nông nghiệp sạch của các bạn trẻ dân tộc Ê đê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk

Dựa vào nỗ lực bản thân

Những năm gần đây, ý thức khai thác cơ hội, tiềm năng để thoát nghèo, làm giàu trong thanh niên DTTS Tây Nguyên đã có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, Hầu hết các mô hình phát triển kinh tế của thanh niên DTTS vẫn là tự thử nghiệm, mày mò tìm đường đi.

Quyết tâm vượt qua tập quán cánh tác lạc hậu, tìm kiếm cơ hội  phát triển kinh tế, làm giàu từ tiềm năng sẵn có trên vùng đất đỏ bazan của chính quê hương mình, Y Phi On Mlô, thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk cùng 3 người bạn cùng nhau triển khai mô hình nông nghiệp sạch.

Y Phi On đã xin bố mẹ chuyển đổi một phần diện tích cà phê chuyển sang làm nông nghiệp sạch và được bố mẹ giao gần 5 sào đất rẫy để thực hiện mô hình. “Ban đầu bố mẹ còn ngần ngại, không tin tưởng, nhưng mình đã cố gắng thuyết phục, thấy mình quyết tâm và tìm hiểu kỹ cách làm nên bố mẹ cũng thuận theo”, Y Phi On chia sẻ.

Bốn thành viên trong nhóm mỗi người góp 10 triệu đồng và Hội LHTN tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ cho vay 20 triệu đồng, tháng 9/2020, nhóm bắt đầu triển khai mô hình. Với số vốn ít ỏi, nhóm tự mua vật tư như ống nước, sắt thép, hệ thống tưới nhỏ giọt xây dựng nhà lưới rộng hơn 100 m2 chủ yếu trồng dưa nước của người Ê đê và rau thủy canh. Rồi nhóm thí điểm trồng ớt an toàn xuất khẩu trên diện tích hơn 1 sào.

Y Phi On cho biết: Để phát triển cần đầu tư thêm vốn, nhưng đất không đứng tên mình không thể vay ngân hàng được. Cái khó nhất của nhóm chính là vốn đầu tư nên trước mắt, nhóm vẫn thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài, chủ yếu trồng cây ngắn ngày xoay vòng vốn.

Không riêng Y Phi On, hầu hết thanhh niên DTTS khu vực Tây Nguyên khởi nghiệp thành công đều dựa vào nỗ lực bản thân là chính. Điển hình như anh Kpă Meo ở làng Tung xã Ia O, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai tự tìm hiểu chuyển đổi cây trồng, mày mò tìm hiểu quy trình, kỹ thuật, thất bại nhiều lần mới rút ra được kinh nghiệm cho bản thân. “Thanh niên DTTS khởi nghiệp khó khăn lớn nhất là nguồn vốn đầu tư ban đầu. Thứ 2 là ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà bản thân tự phải nỗ lực vượt qua”.

Cần một hệ sinh thái khởi nghiệp tốt

Những năm qua, các cấp, các ngành khu vực Tây Nguyên đã cố gắng trong việc tổ chức, vận dụng các cơ chế chính sách nhằm làm “bà đỡ” cho các ý tưởng, thúc đẩy quá trình lập thân, lập nghiệp của giới trẻ, trong đó đặc biệt quan tâm đến thanh niên DTTS.

Vượt qua khó khăn, anh Kpă Meo dân tộc Jrai thành công mô hình cây công nghiệp và cây ăn quả
Vượt qua khó khăn, anh Kpă Meo dân tộc Jrai đang thành công với mô hình cây công nghiệp và cây ăn quả

Từ năm 2018, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi sự kinh doanh, giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; năm 2021 tiếp tục ban hành Kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Tỉnh đã giao cho các cấp, các ngành triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp. Thông qua các hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên nói chung, thanh niên vùng DTTS nói riêng thay đổi tư duy, lập nghiệp, làm giàu.

Tuy nhiên, mặc dù các địa phương đã tích cực quan tâm đến thanh niên khởi nghiệp, lập thân, song việc kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp mới ở giai đoạn khởi động, mang tính phong trào, cần những hoạt động chuyên sâu, những chính sách hỗ trợ cụ thể, thiết thực phù hợp với từng địa phương, đối tượng khởi nghiệp.

Anh Y Phi On Mlô, huyện Krông Năng chia sẻ: Phần lớn thanh niên DTTS trong các buôn làng chưa thay đổi tư duy phát triển sản xuất. Rất cần sự tuyên truyền sâu sát hơn nữa đối với thanh niên, mở nhiều lớp tập huấn dành cho thanh niên buôn làng, cho họ đi tham quan mô hình. Tôi nhận thấy rằng, các lớp tập huấn mới chỉ tập trung chủ yếu vào cán bộ đoàn, chưa mở rộng trong thanh niên và giữa các ngành chưa có sự phối hợp. Ngay như mô hình mà nhóm đang thực hiện, đã khó khăn về vốn nhưng về kỹ thuật cũng không nhận được sự hướng dẫn nào từ cơ quan chuyên môn”.

Tương tự, tại Gia Lai, toàn tỉnh có hơn 300 nghìn thanh niên, trong đó thanh niên DTTS chiếm gần một nửa. Những năm qua, tỉnh Đoàn Gia Lai cũng triển khai nhiều chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp như, tổ chức lớp tập huấn khởi nghiệp; tổ chức cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Gia Lai; phối hợp với Ngân hàng Chính sách và Xã hội tỉnh Gia Lai thành lập Quỹ hỗ trợ thanh niên vay vốn khởi nghiệp tín chấp với số vốn tối đa là 100 triệu đồng/dự án…

Tuy nhiên, đó chỉ là góc độ đoàn thanh niên, trên thực tế, các chương trình, chính sách về hỗ trợ khởi nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nên chưa đáp ứng được nhu cầu của thanh niên. Đến nay, không có địa phương nào có đội ngũ chuyên gia, cố vấn khởi nghiệp thường trực để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Chưa có sự kết nối đồng bộ giữa các cấp, ngành để phát huy hiệu quả nội lực trong hoạt động hỗ trợ, đặc biệt đối với thanh niên DTTS…

Có thể thấy, thanh niên DTTS đã mạnh dạn khởi nghiệp, lập nghiệp, nhưng để thành công cần tháo gỡ những  khó khăn, hạn chế của từng địa phương, từng đối tượng thanh niên DTTS khởi nghiệp...qua đó tạo hệ sinh thái khởi nghiệp tốt nhất mới có thể giúp nhiều bạn trẻ thành công.


Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận