Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh niên dân tộc thiểu số: Khẳng định bản lĩnh, trí tuệ bằng những việc làm cụ thể

PV - 14:11, 19/03/2019

Dám nghĩ, dám làm, bản lĩnh, mạnh dạn, tự tin, nỗ lực vươn lên... nhiều thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) đã và đang khẳng định mình từ nhiều vị trí trong xã hội, nhiều việc làm có ích trên con đường lập thân, lập nghiệp, làm giàu cho bản thân, cống hiến cho cộng đồng và xã hội.

Tôi rất ấn tượng với một bạn trẻ đến từ tỉnh Bắc Kạn tham dự Hội thảo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2018 với chủ đề “Chia sẻ nguồn lực - kết nối thông tin” do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) và các đơn vị khác tổ chức cuối năm 2018. Lường Đình Hùng, dân tộc Tày, xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn chứng tỏ sự chững chạc hiếm có so với một thanh niên trẻ tuổi.

Sinh ra và lớn lên ở xã Như Cố, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Hùng trở về công tác tại địa phương. Trên cương vị là Bí thư Đoàn xã Như Cố, Hùng đã tập hợp, tổ chức nhiều phong trào, hoạt động ý nghĩa thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia, như: xây bể chứa rác, xây dựng các cây cầu dân sinh, tặng quà cho gia đình chính sách và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn...

Các thanh niên DTTS mạnh dạn, tự tin mang sản phẩm do mình làm ra đến gặp gỡ, thuyết phục các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Các thanh niên DTTS mạnh dạn, tự tin mang sản phẩm do mình làm ra đến gặp gỡ, thuyết phục các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, Lường Đình Hùng vừa là người sáng lập vừa là thành viên của Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp thanh niên Như Cố. Hiện nay, HTX nông nghiệp thanh niên Như Cố do Đoàn thanh niên xã thành lập và quản lý đã xây dựng thành công một số sản phẩm thế mạnh của địa phương như: rau, củ quả, chè sạch Như Cố, trà mướp đắng rừng, bún khô, mật ong rừng và rượu men lá Khuổi Chủ... HTX tập trung sản xuất nông nghiệp an toàn theo hướng hữu cơ vừa bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, vừa nâng cao thu nhập cho các thành viên và bà con Nhân dân.

Xuất thân từ 1 gia đình nông dân nghèo ở Đăk Lăk, H’Hen Niê, dân tộc Ê-đê, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam năm 2017 đã và đang là cái tên dành được nhiều sự quan tâm rất lớn, sự ngưỡng mộ của người dân Việt Nam và thế giới về cách sống đẹp, nghị lực vượt qua khó khăn để có được thành công. Ngày 13/3 vừa qua, H’Hen Niê được vinh danh là 1 trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2018. Đó là niềm vinh dự, tự hào rất lớn của thanh niên DTTS nói riêng, đồng bào DTTS nói chung.

Và còn nhiều lắm những gương mặt thanh niên DTTS tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực. Những cái tên đã được vinh danh, hoặc còn rất nhiều những thanh niên DTTS vẫn đang thầm lặng vươn lên, góp sức dựng xây quê hương, đất nước giàu mạnh. Vừa qua, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Thế giới cùng Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia phối hợp tổ chức Cuộc thi Tìm kiếm “Ý tưởng chuỗi giá trị dành cho cộng đồng DTTS Việt Nam”. Ban Tổ chức đã lựa chọn được 23 ý tưởng xuất sắc lọt vào vòng trong. Các ý tưởng được lựa chọn phần lớn là của thanh niên DTTS. Điển hình như các dự án: Đào tạo nghề cho phụ nữ thanh niên Mông gắn liền với thiết kế, sử dụng thổ cẩm; tăng cường hiệu quả chuỗi giá trị trong ngành nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, kết nối du lịch, phát triển kinh tế-xã hội và bảo tồn di sản văn hóa Chăm An Giang; mô hình chanh leo theo chuỗi giá trị do phụ nữ và thanh niên DTTS tỉnh Cao Bằng...

Nhận thức được vai trò đồng hành cùng thanh niên DTTS, nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm; hoạt động hỗ trợ thanh niên DTTS tham gia phát triển kinh tế. Các tổ chức đoàn trong trường học cũng coi trọng hỗ trợ, khuyến khích học sinh, sinh viên sáng tạo, thi đua học tập nghiên cứu khoa học; tạo môi trường hỗ trợ giáo viên, giảng viên trẻ người DTTS nâng cao kiến thức, nghiệp vụ; quyên góp học bổng và hỗ trợ học sinh, sinh viên DTTS vay vốn từ Chương trình tín dụng ưu đãi...

Bên cạnh những thành công của thanh niên DTTS, vẫn còn những trăn trở. Báo cáo của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho thấy, tình trạng thất nghiệp của thanh niên DTTS là 5,76%, cao hơn gấp 2,5 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của cả nước là 2,34%.

Theo ông Phan Văn Hùng Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT thời gian qua, vùng dân tộc, miền núi đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, giảm nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần tiếp tục có sự chung tay hỗ trợ. Một trong số đó là phong trào thanh niên DTTS khởi nghiệp với các sáng kiến sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, làm giàu bền vững.

Rõ ràng, không ai có thể thay thế mỗi thanh niên DTTS làm chủ bản thân, vươn lên lập thân, lập nghiệp, nhưng cùng với chủ trương, chính sách hỗ trợ đối với thanh niên nói chung, thanh niên DTTS nói riêng rất cần có sự chung tay vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, cộng đồng và các đoàn thể chính trị xã hội để các chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống, làm “bà đỡ”, giúp thanh niên DTTS cống hiến cho cộng đồng và gia đình, xã hội.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.