Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa: Xây dựng Đề án phát triển huyện Mường Lát

Quỳnh Trâm - CTV - 17:52, 21/04/2022

Trong 3 ngày, từ 19 - 21/4, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo 901 của Tỉnh ủy Thanh Hóa do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên làm Trưởng đoàn đã đi khảo sát, nắm bắt tình hình thực tế để phục vụ xây dựng Đề án Xây dựng và phát triển huyện biên giới Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Đoàn công tác đi khảo sát tại một số bản đặc biệt khó khăn của huyện
Đoàn công tác đi khảo sát tại một số bản đặc biệt khó khăn của huyện

Mường Lát cách trung tâm Tp. Thanh Hóa khoảng 250 km về phía Tây, tiếp giáp với 2 huyện Sốp Bau và Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 81.240,94 ha; tổng số hộ tự nhiên là 8.747 hộ/40.818 nhân khẩu; gồm 6 dân tộc, trong đó dân tộc Thái chiếm 44,05%; dân tộc Mông chiếm 43,00%... Là huyện nghèo nhất tỉnh, năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 56,18%, hộ cận nghèo 12,64%.

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trên địa bàn huyện luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh; sự phối hợp giúp đỡ của các ban, sở, ngành cấp tỉnh. Tuy nhiên, Mường Lát vẫn là huyện nghèo nhất tỉnh.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên nêu rõ: Quan điểm xây dựng Đề án Xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 là bám sát tình hình thực tiễn của huyện, bám sát điều kiện tự nhiện, khí hậu, thổ nhưỡng, phong tục, tập quán.

Về phát triển kinh tế, phải dựa trên điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, phong tục tập quán, trình độ của người dân.

Về định hướng sản xuất, cần xác định trồng rừng, bảo vệ rừng là nhiệm vụ số một trong phát triển nông, lâm nghiệp. Quan điểm của tỉnh là không phá rừng sản xuất để chuyển sang trồng lúa, ngô, sắn và các cây trồng khác; không phá rừng, đốt rừng sản xuất để làm nương rẫy. Không theo phong trào và không vì thành tích.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên, phát biểu tại buổi làm việc
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên, phát biểu tại buổi làm việc

Đối với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, nghiên cứu bố trí đất đai nhằm quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp để kêu gọi thu hút đầu tư, bảo đảm mặt bằng và nguồn lao động cho doanh nghiệp hoạt động.

Về văn hóa giáo dục, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, cần bảo tồn phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, bài trừ hủ tục. Coi giáo dục đào tạo là 1 trong 2 trụ cột phát triển bền vững.

Bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh biên giới, xây dựng đường biên hữu nghị, hòa bình, hợp tác phát triển; bảo đảm vững chắc an ninh - trật tự, đấu tranh hiệu quả với tội phạm, nhất là tội phạm ma túy; bảo đảm vững chắc an ninh nông thôn, an ninh dân tộc, an ninh tôn giáo.

Về ổn định dân cư, trên cơ sở sắp xếp lại các hộ dân có nguy cơ cao về lũ ống, lũ quét theo hình thức xen cư là chính, hạn chế tối đa việc xây dựng các khu tái định cư để tập trung nguồn lực cho đầu tư các dự án khác. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng cần tập trung nguồn lực, ưu tiên theo thứ tự: Đường giao thông, trường học, điện, nước sinh hoạt, hệ thống y tế.

Nghiên cứu xây dựng 6 chính sách gồm: Tiếp tục hỗ trợ gạo để đồng bào bảo vệ rừng; đào tạo nghề, giải quyết việc làm; hỗ trợ đưa người nghiện đi cai tập trung; hỗ trợ kinh phí để các đội liên ngành nâng cao chất lượng; hỗ trợ kinh phí để mua giống cây lâm nghiệp, trồng rừng…

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.