Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Thanh Hóa sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2023

Quỳnh Trâm - 17:36, 28/07/2023

Chiều 28/7, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Dự hội nghị có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UBND huyện, Phòng Dân tộc 11 huyện miền núi, cán bộ phụ trách công tác dân tộc các huyện giáp ranh.

Những năm gần đây, đời sống cùa đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định và ngày càng cải thiện. Cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn tỷ lệ: 4,99%; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm còn 15,19%.

Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Ban Dân tộc đã đưa ra 30 Kế hoạch và triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc và các nhiệm vụ được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Ngoài ra, Ban Dân tộc cũng đã ban hành 3 văn bản hướng dẫn và nhiều văn bản đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc để đơn vị triển khai thực hiện.

Ông Mai Xuân Bình, Trưởng Ban Dân tộc Thanh Hóa, phát biểu tại hội nghị
Ông Mai Xuân Bình, Trưởng Ban Dân tộc Thanh Hóa, phát biểu tại hội nghị

Để nâng cao kiến thức và thông tin cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS, Ban Dân tộc đã tổ chức 03 hội nghị tập huấn và bồi dưỡng tại các huyện Ngọc Lặc, Quan Hóa, Bá Thước. Cùng với đó, hệ thống thông tin cũng được cung cấp thông qua việc cấp báo cho Người có uy tín định kỳ.

Các lớp tập huấn nâng cao kiến thức cho Người có uy tín ở Thanh Hóa
Các lớp tập huấn nâng cao kiến thức cho Người có uy tín ở Thanh Hóa

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng DTTS ngày càng được đổi mới về nội dung và hình thức; công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc được quan tâm đầu tư; các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững được triển khai đồng bộ, thực hiện thông qua các chương trình, dự án tại các địa phương; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS trên địa bàn được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào DTTS được giữ vững, ổn định.

Theo báo cáo Kết quả thực hiện hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) , Ban Dân tộc tỉnh đã có những tham mưu UBND tỉnh, phối hợp với các sở, ngành thực hiện Chương trình. Đến nay, tỉnh đã kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh, 11/11 Ban Chỉ đạo cấp huyện. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến việc triển khai, thực hiện Chương trình.

Lãnh đạo Ban Dân tộc Thanh Hóa kiểm tra công trình thuộc dự án Chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Bá Thước
Lãnh đạo Ban Dân tộc Thanh Hóa kiểm tra công trình thuộc dự án Chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Bá Thước

Tuy nhiên, công tác chuẩn bị đầu tư ở một số địa phương triển khai chậm, UBND tỉnh đã giao danh mục và mức vốn vào ngày 26/4/2023; tuy nhiên đến nay vẫn còn 291 dự án chưa được quyết định đầu tư; trong đó đặc biệt còn 7 dự án đã được giao vốn từ năm 2022 đến nay vẫn chưa phê duyệt dự án.

Từ việc triển khai thực hiện các Dự án, Tiểu dự án chậm, dẫn đến tỷ lệ giải ngân thấp. Cụ thể, nguồn vốn năm 2022 được phép kéo dài sang năm 2023 và vốn năm 2023 là: 984.275 triệu đồng (vốn đầu tư 424.548 triệu đồng; vốn sự nghiệp 559.727 triệu đồng). Đến thời điểm hiện tại đã giải ngân 97.835 triệu đồn, đạt 9,9% kế hoạch vốn giao.

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Như Thanh nêu lên những khó khăn cần tháo gỡ trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình MTQG 1719
Đại diện lãnh đạo UBND huyện Như Thanh nêu lên những khó khăn cần tháo gỡ trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình MTQG 1719

Để đảm bảo tiến độ giải ngân vốn năm 2023, các địa phương cần khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nghiệm thu các khối lượng đã hoàn thành; trước ngày 30/8/2023 phải giải ngân đạt 80% kế hoạch vốn và hoàn thành giải ngân toàn bộ kế hoạch vốn xong trước ngày 30/11/2023.

Đối với các dự án khởi công mới năm 2023: UBND các huyện khẩn trương hoàn thành hồ sơ, thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư để triển khai thực hiện đảm bảo kịp thời, đúng quy định. Thực hiện thanh toán vốn cho dự án ngay khi có khối lượng nghiệm thu theo quy định

Đại biểu huyện Thạch Thành báo cáo kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thực hiện các chương trình dự án
Đại biểu huyện Thạch Thành báo cáo kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thực hiện các chương trình dự án

Tại Hội nghị, các đại biểu đã có nhiều ý kiến với các nội dung, nêu lên những khó khăn cần tháo gỡ trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình MTQG 1719. Đại diện lãnh đạo UBND các huyện cũng có những chia sẻ về khó khăn của địa phương, đồng thời trao đổi một số nội dung trong thẩm quyền của huyện để địa phương có căn cứ triển khai.

Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị
Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng ghi nhận những nỗ lực của ngành Dân tộc, người làm công tác dân tộc trong thời gian qua. Đồng chí nhấn mạnh, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chủ động nắm bắt tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và đời sống, sản xuất tại vùng đồng bào DTTS; tham mưu giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm ổn định vùng đồng bào DTTS; chú trọng tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháo luật của đồng bào DTTS; đôn đốc, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719; phối hợp với các sở, ngành, địa phương thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc…

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.