Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa: Nỗ lực thu hút đầu tư ở các huyện miền núi

QUỲNH CHI - 11:07, 09/10/2019

Những năm gần đây, nhờ chủ động mời gọi trực tiếp các nhà đầu tư lớn, mà trên địa bàn các huyện miền núi xứ Thanh, 21 cụm công nghiệp (CCN), với tổng diện tích là 643,7ha đã thu hút được các nhà đầu tư với quy mô lớn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, từng bước xóa nghèo bền vững.

Nhà máy may ở Thạch Thành tạo việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phương.
Nhà máy may ở Thạch Thành tạo việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phương.

Những điểm sáng thu hút đầu tư

Từ năm 2015 đến nay, huyện Cẩm Thủy có 155 doanh nghiệp (DN) được thành lập mới, tham gia đầu tư nhiều dự án, với tổng vốn đăng ký trên 2.000 tỷ đồng. Ông Phạm Viết Hoài, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy cho biết: Để thu hút đầu tư và phát triển DN, những năm qua, huyện đặc biệt chú trọng làm tốt công tác quy hoạch, huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi, sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Đến nay, huyện đã có 213 DN, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 3.000 lao động, đóng góp gần 30% tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn huyện.

Tương tự, huyện Thạch Thành cũng đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật các CCN trên địa bàn theo quy hoạch đã được phê duyệt. Đến nay, huyện đã kêu gọi DN đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN Vân Du, với số vốn khoảng 50 tỷ đồng; duy trì ổn định sản xuất của Nhà máy Đường mía Việt Nam-Đài Loan, bảo đảm bình quân hằng năm có 67.000 tấn đường, 1.500 tấn men vi sinh, 26.800 tấn rỉ mật.

Từ những thuận lợi, cơ chế mở để thu hút đầu tư, hiện nay trên địa bàn huyện có trên 300 DN đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho gần 13.000 lao động, thu nhập bình quân hơn 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Ông Lê Quang Điệp, Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Thạch Thành cho biết: Sự tận tình, trách nhiệm với các nhà đầu tư, là thương hiệu của mỗi địa phương trong việc quyết định thành hay bại trong việc thu hút đầu tư của địa phương mình.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Thanh Hóa hiện đã quy hoạch được 21 CCN, với diện tích 643,7ha tại các huyện miền núi. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy các CCN này hiện vẫn rất thấp. CCN Vân Du (Thạch Thành) đạt tỷ lệ 16,62%, CCN Khe Hạ (Thường Xuân) đạt tỷ lệ 5%, CCN Điền Trung (Bá Thước) đạt tỷ lệ 11%... Một số CCN mới được quy hoạch về mặt diện tích, chưa có DN thuê đất đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Ông Lê Văn Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc cho biết: Là địa bàn miền núi, mặc dù chi phí giải phóng mặt bằng không lớn, nhưng chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng lại cao hơn nhiều so với các huyện đồng bằng. Hạ tầng các CCN và hạ tầng thương mại tuy được cải thiện, nhưng còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, cần nguồn vốn lớn để đầu tư, do đó, thời gian thu hồi vốn lâu, ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định đầu tư của doanh nghiệp.

Quan Hóa mặc dù là huyện có diện tích rừng luồng lớn nhất tỉnh với hơn 27.000ha, hằng năm, sản lượng khai thác đạt khoảng hơn 10 triệu cây, tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, công tác thu hút đầu tư của huyện còn nhiều hạn chế. CCN Xuân Phú được huyện quy hoạch từ năm 2011, nhưng đến nay mới chỉ có 1 DN hoạt động.

Theo ông Trương Nho Tự, Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa: “Trong điều kiện nguồn ngân sách địa phương eo hẹp, để có những CCN được đầu tư bài bản, đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật, nhất là tiêu chí về môi trường để các DN trên địa bàn yên tâm sản xuất đang là bài toán khó đối với chúng tôi”, ông Tự trăn trở.

Trong điều kiện nguồn ngân sách địa phương eo hẹp, để có những CCN được đầu tư bài bản, đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật, nhất là tiêu chí về môi trường để các DN trên địa bàn yên tâm sản xuất đang là bài toán khó đối với chúng tôi”

Ông Trương Nho Tự, Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa



Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.