Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa nằm trong Top dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn Nông thôn mới

Quỳnh Trâm - 10:16, 13/04/2024

Trong 3 năm từ năm 2021 đến 2023, người dân Thanh Hóa đã hiến 1,5 triệu m2, 640 tỷ đồng và 590 ngàn ngày công lao động để hiện đại hóa đường giao thông, các công trình công cộng... trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang thông tin, Thanh Hóa có số lượng xã đạt chuẩn NTM thuộc Top đầu cả nước.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang thông tin, Thanh Hóa có số lượng xã đạt chuẩn NTM thuộc Top đầu cả nước.

Thông tin trên vừa được đưa ra tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và biểu dương các điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào thi đua hiến đất chung sức xây dựng NTM do Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG tỉnh Thanh Hóa.

Ông Cao Văn Cường - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa cho biết, phong trào thi đua hiến đất trong xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đã mang lại kết quả tích cực, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM tại các huyện như Triệu Sơn, Quảng Xương, Đông Sơn… Riêng giai đoạn 2021 - 2023, người dân trên địa bàn tỉnh đã hiến 1,5 triệu m2, di dời, phá dỡ khoảng 650 nhà ở dân cư, phá dỡ hơn 2.400 công trình tường rào, cổng nhà, sân, nhà vệ sinh...

Các tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến, có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, cuộc vận động hiến đất xây dựng NTM
Các tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến, có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, cuộc vận động hiến đất xây dựng NTM

Bên cạnh đó, người dân còn đóng góp tiền mặt hơn 640 tỷ đồng và hơn 590.000 ngày công lao động (trị giá khoảng 202 tỷ đồng) để xây dựng các công trình công cộng mới cũng như mở rộng và hiện đại hóa hệ thống giao thông nông thôn.

“Chìa khóa” trong phong trào hiến đất xây dựng công trình công cộng, nhất là mở rộng hệ thống giao thông ở Thanh Hóa chính là thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Những công trình, phần việc liên quan đến vận động Nhân dân tự nguyện đóng góp luôn được công khai, thống nhất để tạo động lực, khơi dậy sức mạnh và nguồn lực trong nhân dân, ông Cường khẳng định.

Điển hình như: Nhân dân huyện Triệu Sơn đã hiến hơn 350.000 m2; Nhân dân huyện Quảng Xương hiến hơn 111.000 m2, Nhân dân huyện Đông Sơn hiến hơn 90.000 m2 đất các loại.

Một ngôi làng thuần nông, đường đi lại chật hẹp, ngập lụt ở xã Xuân Thọ, Triệu Sơn, Thanh Hóa đã ""lột xác" hoàn toàn sau một thời gian ngắn dân hiến đất mở đường
Một ngôi làng thuần nông, đường đi lại chật hẹp, ngập lụt ở xã Xuân Thọ, Triệu Sơn, Thanh Hóa đã "lột xác" hoàn toàn sau một thời gian ngắn dân hiến đất mở đường

Nhiều huyện miền núi, mặc dù điều kiện khó khăn, nhưng người dân vẫn nhiệt tình tham gia hiến đất để xây dựng NTM, như: Nhân dân huyện Thạch Thành hiến hơn 83.000 m2; Nhân dân huyện Như Xuân hiến hơn 99.000 m2; Nhân dân huyện Ngọc Lặc hiến gần 95.000 m2...

Bà Phạm Thị Dần, 71 tuổi, dân tộc Mường, ở thôn Thanh Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện miền núi Ngọc Lặc - người nhiều lần hiến đất cho NTM chia sẻ: “Cùng với sự vận động của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong xã, tôi nhận thấy việc làm đường giúp bà con đi lại thuận lợi và góp phần xây dựng thành công NTM là rất cần thiết.

Theo đó, gia đình bà Dần đã hiến 310 m2 đất, trong đó gồm 100 m2 mặt tiền, tự lùi tường rào gần 3m, chặt bỏ cây cối mà không nhận tiền đền bù.

Bà Phạm Thị Dần, 71 tuổi, dân tộc Mường, ở thôn Thanh Sơn, Ngọc Sơn, Ngọc Lặc nhiều lần hiến đất cho NTM. (Ảnh: MH).
Bà Phạm Thị Dần, 71 tuổi, dân tộc Mường, ở thôn Thanh Sơn, Ngọc Sơn, Ngọc Lặc nhiều lần hiến đất cho NTM. (Ảnh: MH).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang cho biết, từ sự đồng thuận và chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, trong năm 2023 và quý I/2024, Thanh Hóa có thêm 1 đơn vị cấp huyện, 17 xã và 17 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM; 40 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 14 xã và 173 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu với 187 sản phẩm được công nhận OCOP.

Lũy kế đến nay, Thanh Hóa đã có 13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 363 xã và 717 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM; 97 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 23 xã, 480 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Về mục tiêu năm 2024, ông Lê Đức Giang cho biết, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 1 huyện, 19 xã và 60 thôn/bản miền núi đạt chuẩn NTM; 2 huyện và 19 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 10 xã và 30 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 120 sản phẩm OCOP được cấp có thẩm quyền công nhận.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.