Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa: Khắc phục hệ lụy từ việc xây nhà trên đất nông nghiệp

Quỳnh Trâm - 09:20, 17/07/2023

Do địa hình đồi núi khó khăn, thiếu nơi ở nên đã có hàng trăm hộ đồng bào DTTS dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp, nhưng chính quyền vẫn loay hoay tìm giải pháp xử lý. Thực trạng này đang là vấn đề nan giải đối với các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.

Do địa hình đồi núi khó khăn, thiếu nơi ở dẫn đến việc nhiều hộ dân phải dựng nhà sống trái phép trên đất nông nghiệp.
Do địa hình đồi núi khó khăn, thiếu nơi ở dẫn đến việc nhiều hộ dân phải dựng nhà sống trái phép trên đất nông nghiệp.

Vi phạm phổ biến ở các xã miền núi

Tại địa bàn xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) hiện có 38 hộ dân xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp. Chính quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại với Nhân dân để giải quyết vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện để người dân sớm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, đa phần các hộ đều có khó khăn về kinh tế nên chưa đăng ký làm hồ sơ.

Đơn cử như gia đình anh Lữ Đức Cảnh, xã Trung Xuân. Trước đây, gia đình ở sâu trong rừng, nhưng do địa hình đi lại khó khăn, cùng với nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, không đảm bảo an toàn, năm 2012, gia đình anh đã di cư ra nơi ở mới, gần đường lớn, xây dựng nhà ở kiên cố. Song, khu vực này đều thuộc đất nông nghiệp. Hiện cơ quan chức năng đang phối hợp hướng dẫn các hộ dân hoàn tất thủ tục để khắc phục vi phạm.

Hiện nay, tại huyện Quan Sơn, qua rà soát có hàng trăm trường hợp xây dựng nhà trên đất nông nghiệp, hầu hết những vi phạm trên đều phát sinh từ nhiều năm trở lại đây.

Ông Vi Văn Nhớ - Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quan Sơn cho biết: Đợt rà soát gần đây nhất mà đơn vị thực hiện cho thấy, toàn huyện có 443 trường hợp xây dựng các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp. Đa số những vi phạm kéo dài từ nhiều năm về trước, nguyên nhân một phần do nhận thức của người dân còn hạn chế; tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cũng như sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền các địa phương là những nguyên nhân chủ yếu.

Hộ dân xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa, hoa màu, đất rừng...
Hộ dân xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa, hoa màu, đất rừng...

Cần có giải pháp khắc phục

Tương tự, tại huyện Mường Lát, thống kê gần đây cho thấy, toàn huyện có tới 1.145 hộ vi phạm xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp. Theo ông Hà Văn Tế - Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mường Lát, để xảy ra tình trạng trên, trước hết trách nhiệm thuộc về chính quyền cấp cơ sở. Nhằm hạn chế việc chuyển đổi, xây dựng trái phép và sử dụng sai mục đích trên đất nông nghiệp, UBND huyện Mường Lát xác định việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp; công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt; thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.

“Hiện UBND huyện đang phối hợp với các xã, thị trấn tiến hành kiểm tra, phân loại, đối chiếu với quy định của pháp luật, đề xuất hướng xử lý kịp thời đối với từng nhóm trường hợp cụ thể. Đối với các hộ xây dựng nhà tại các vị trí đã quy hoạch đất ở, hoặc đang kiến nghị bổ sung quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, trong thời gian tới sẽ đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở cho các hộ gia đình”, ông Tế cho biết thêm.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn tỉnh có hơn 11.000 vụ vi phạm trật tự xây dựng các công trình nhà ở, nhà xưởng, nhà kho, trang trại... trái phép trên đất nông nghiệp. Đáng nói, tình trạng vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp rất phức tạp, diễn ra qua nhiều thời kỳ, khó xử lý một cách triệt để trong thời gian ngắn.

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.