Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thanh Hóa: Báo động tình trạng người dân bị chó tấn công

QUỲNH TRÂM - 11:10, 22/04/2019

Thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.260 người bị chó nuôi tấn công phải đi tiêm phòng tại các trung tâm y tế. Trong đó, một bệnh nhân bị chết nghi mắc bệnh dại là bà Trần Thị Ph, 46 tuổi, ở thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân).

Chó nuôi thả rông, không rọ mõm đang tiềm ẩn nguy cơ rất cao đến tính mạng con người. (Ảnh chụp tại khu thăm quan du lịch TP. Sầm Sơn -Thanh Hóa) Chó nuôi thả rông, không rọ mõm đang tiềm ẩn nguy cơ rất cao đến tính mạng con người. (Ảnh chụp tại khu thăm quan du lịch TP. Sầm Sơn -Thanh Hóa)

Vào cuối năm 2018, nhiều bậc phụ huynh ở Thanh Hóa vẫn chưa quên vụ bé trai 6 tuổi, Nguyễn Đình Đồng, xã Mai Lâm (Tĩnh Gia) bị chó nhà tấn công, phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, với nhiều vết thương vùng mặt, mũi, đầu và nguy hiểm nhất là tổn thương vùng hốc mắt, đứt ống tuyến lệ…

Hay như trường hợp, ông Lê Văn Thân, 80 tuổi, trú tại phường Quảng Thọ, TP. Sầm Sơn đã bị chó (béc-giê) tấn công gây thương tích nghiêm trọng. Nhớ lại câu chuyện này, ông Thân vẫn chưa hết hoảng sợ. Sáng ngày 10/12/2018 khi ông đang tắm rửa cho con chó béc-giê, thì đột nhiên nó lao ra ngõ dùng hàm răng sắc nhọn cắn ngay vào cổ một con chó của hàng xóm. Thấy vậy, ông Thân chạy ra xua đuổi, thì ngay lập tức con béc-giê quay lại tấn công, đẩy ông ngã xuống đất và nhằm vào hai bên mạng sườn, cánh tay, cẳng chân ông cắn liên tục. Ông Thân được người nhà giải cứu và đưa đi bệnh viện trong tình trạng đa vết thương và phải nằm điều trị 2 tháng mới xuất viện.

Ông Đặng Trường Giang, Phó trưởng Phòng Dịch tễ, Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa lo lắng: Với con số trên một nghìn người bị chó cắn chỉ trong vòng 3 tháng là điều hết sức báo động. Chúng ta đã có quy định, khi muốn nuôi động vật như chó, thì người dân phải đăng ký với trưởng thôn để lập danh sách, trình UBND cấp xã, phường cấp sổ quản lý. Vật nuôi phải được tiêm phòng bệnh dại định kỳ và bổ sung. Người nuôi thường xuyên xích chó, nuôi nhốt trong nhà, không được thả rông. Khi dắt chó đi dạo nơi công cộng phải có dây xích, rọ mõm...

Tuy nhiên, tình trạng chó thả rông ở khu vực công viên, nơi đông người, không được rọ mõm vẫn diễn ra. Đặc biệt, ở các địa phương, nhất là vùng nông thôn, miền núi việc này hầu như bị bỏ ngỏ. Việc sở hữu những chú chó, mèo hay những vật nuôi khác hiện nay rất dễ dàng và hầu như không qua đăng ký hay khai báo gì. Công tác phòng bệnh cũng chưa được thực hiện đầy đủ.

Bác sĩ Lê Đăng Khoa, Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cũng cảnh báo, tình trạng bị chó cắn đặc biệt gây nguy hiểm hơn đối với trẻ em. Do trẻ em thích đùa nghịch với vật nuôi, cùng với việc chiều cao cơ thể chưa phát triển nên dễ bị tấn công và thường bị thương ở các vị trí nguy hiểm là đầu, cổ và mặt.

Hiện nay, bên cạnh việc nhiều người dân chưa thực sự quan tâm đến việc bảo vệ an toàn tính mạng người trong gia đình, thì công tác quản lý, đăng ký vật nuôi trong gia đình chưa được các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương quan tâm.

“Trước thực tế này, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin rộng rãi đến người dân biết, chủ động bảo vệ an toàn cho người thân, trẻ nhỏ; đồng thời tăng cường xiết chặt việc quản lý thú nuôi trong các gia đình..., tránh những hệ lụy đáng tiếc”, bác sĩ Lê Đăng Khoa đề nghị.

Bác sĩ Lê Đăng Khoa, Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cũng khuyến cáo: đối với những gia đình có con nhỏ nên hạn chế nuôi chó. Nếu nuôi chó phải tiến hành tiêm phòng, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó, không thả chó nếu không có rọ mõm. Trong trường hợp người bị chó cắn, cần nhốt hoặc theo dõi chó trong vòng một tuần. Nếu chó có biểu hiện bất thường hoặc ốm, chết thì phải đưa người bị chó cắn đi tiêm phòng ngay.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.