Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tháng Ramadan của đồng bào Chăm

PV - 11:25, 30/05/2018

Tháng chay Ramadan của đồng bào Chăm tỉnh An Giang ngày một phát huy những nét văn hoá có sẵn từ lâu đời thành những đợt trau dồi đạo đức cho từng cá nhân, cũng như để đồng bào thấy rõ hơn những chính sách và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.

Tháng chay Ramadan năm nay được diễn ra từ 15/5-14/6. Dịp này, đồng bào Chăm tổ chức thực hiện Ramadam mang nhiều ý nghĩa, mục đích cụ thể. Về mặt tôn giáo, Tháng lễ Ramadan thực chất là thể hiện sự tin tưởng đối với Thánh Allah. Về mặt y học, thực hành Tháng lễ Ramadan nhằm rèn luyện tính kỷ luật, khả năng tự kiềm chế, nhất là trong ăn uống để hạn chế bệnh tật. Và còn thể hiện sự sẻ chia khó khăn, giúp đỡ người nghèo của đồng bào dân tộc Chăm. Còn đối với cộng đồng các dân tộc anh em luôn có sự sẻ chia và luôn được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, chính sách chăm lo của Đảng và Nhà nước.

Phụ nự Chăm duyên dáng trong trang phụ truyền thống. Phụ nữ Chăm duyên dáng trong trang phụ truyền thống.

Ông Hohamah giáo cả thánh đường Mubarak, huyện Châu Thành cho biết: Tháng ăn chay Ramadan là một lễ hết sức quan trọng đồi với người Hồi giáo Islam trên toàn thế giới cũng như người Chăm An Giang. Theo giáo luật đạo Hồi, trong suốt tháng lễ, mọi công việc mưu sinh cũng như các hoạt động nhộn nhịp sẽ tạm gác lại. Các tín đồ không ăn hay uống bất kì thứ gì từ rạng đông đến khi mặt trời lặn, hạn chế sát sinh, không tụ tập, không cãi vã. Việc nhịn ăn không áp dụng đối với trẻ em dưới 15 tuổi, người già yếu và bệnh tật. Với bà con theo đạo Hồi, đây cũng là cách chia sẻ khó khăn với người nghèo và để người giàu trân quý những gì mình đang có.

Ông Gosaly, Chánh văn phòng Ban đại diện Cộng đồng Hồi giáo Chăm Islam tỉnh An Giang cho biềt: “Về ý nghĩ xã hội Tháng Ramadan cho chúng ta biết được sự đói khát của nhân loại như thế nào. Từ đó chúng ta mới thể hiện lòng yêu thương nhân loại giúp đỡ lẫn nhau”. Cụ thể, các Thánh đường, tiểu thánh đường trên địa bàn tổ chức rất nhiều đợt phát quà cho bà con nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi phần quà gồm các nhu yếu phẩm thiết yếu như gạo, sữa, đường, bột ngọt… Với mong muốn mọi người đều hân hoan bước vào tháng Ramadan thiêng liêng.

Vào dịp này, Ban quản trị các Thánh đường phối hợp với các ban ngành của địa phương rà soát lại những hộ nghèo để hỗ trợ. Trong suốt thời gian qua, đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn thị xã luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước như nhà ở, điện, nước sinh hoạt. Đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Trường học, trạm y tế, đường giao thông, hỗ trợ vốn phát triển kinh tế gia đình, miễn giảm học phí cho học sinh... Qua đó, các xóm Chăm ngày càng khởi sắc, trình độ dân trí của đồng bào Chăm không ngừng được nâng cao, góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Ông Huỳnh Quang Ngự, Phó Bí thư thường trực thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Tân Châu cho biết: Thị ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN thị xã đã tổ chức đoàn công tác đến thăm, tặng quà chúc mừng Tháng lễ Ramadan của cộng đồng Hồi giáo trên địa bàn. Đây là hoạt động thường xuyên của chính quyền địa phương nhằm hoan nghênh tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, sống tốt đời đẹp đạo của bà con dân tộc Chăm trên địa bàn. Đồng thời mong muốn các vị Giáo cả, Phó giáo cả, Ban quản trị các thánh đường và tiểu thánh đường trên địa bàn tiếp tục phát huy vai trò của mình trong việc dẫn dắt bà con đồng bào dân tộc Chăm thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước và tích cực tham gia các phong trào phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương. Tiếp tục phát huy tinh thần đại đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”.

HẠNH NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.