Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tháng hai Âm lịch trẩy hội nơi nào?

Nguyệt Anh - 13:20, 20/03/2024

Theo thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nước ta hiện có hơn 8.000 lễ hội lớn nhỏ; trong đó có hơn 88% là lễ hội dân gian, 6% lễ hội tôn giáo, 4% lễ hội lịch sử, 0,12% lễ hội du nhập từ nước ngoài và các lễ hội khác chiếm khoảng 0,5%. Đặc biệt trong mùa Xuân nói chung, tháng 2 Âm lịch nói riêng, nhiều địa phương trong cả nước nô nức tổ chức lễ hội nhằm cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, Nhân dân an lành, no ấm, hạnh phúc.

Lễ bái Phật trong Lễ hội Chùa Trầm (Ảnh tư liệu)
Lễ bái Phật trong Lễ hội Chùa Trầm (Ảnh tư liệu)

Lễ hội chùa Trầm (2/2 Âm lịch)

Đây là ngôi chùa mang hơi thở tâm linh thanh tĩnh, tách biệt so với sự ồn ào của thủ đô náo nhiệt. Đến với chùa Trầm, du khách sẽ bắt gặp một phong cảnh nước non hữu tình đẹp như bức tranh thủy mặc, với bóng núi ôm sông, các con đường nhỏ uốn lượn và hàng cây cổ thụ xanh mát vi vu đón gió.

Chùa Trầm thuộc địa phận xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 25 km. Đây là ngôi chùa mang hơi thở tâm linh thanh tĩnh, tách biệt so với sự ồn ào của thủ đô náo nhiệt. Đến với chùa Trầm, du khách sẽ bắt gặp một phong cảnh nước non hữu tình đẹp như bức tranh thủy mặc, với bóng núi ôm sông, các con đường nhỏ uốn lượn và hàng cây cổ thụ xanh mát vi vu đón gió.

Theo sử liệu để lại, chùa Trầm được xây dựng vào thế kỷ XVI, do một vị tướng quân xuất gia lập nên. Ngôi chùa mang tên ngọn núi mà nó dựa vào “Tử Trầm sơn”. Xưa kia toàn bộ khu núi Trầm là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung. Núi Tử Trầm có chùa Hang được xây dựng trong động Long Tiên dưới chân Tử Trầm Sơn với những pho tượng đá, văn bia khắc trên vách động, trống đá, khánh đá… ; có hang Long Tiên Động rất lớn và bàn thờ Phật bên trong. Ở đây có đường lên đỉnh núi gọi là đường lên Trời và đường xuống hang sâu gọi là đường xuống Âm phủ. Đứng trên đỉnh núi Trầm có thể nhìn thấy toàn cảnh vùng đất So Sở và các danh thắng kề cận như chùa Vô Vi, chùa Trăm Gian …

Chùa Trầm được coi là một trong bốn ngôi chùa thiêng thuộc hàng “tứ đại danh thắng của xứ Đoài”, bên cạnh các chùa như: chùa Trăm Gian, chùa Thầy và chùa Tây Phương. Ngôi chùa mang đậm dấu ấn kiến trúc văn hóa tâm linh đặc trưng của cư dân đồng bằng Bắc bộ. Chùa Trầm tuy nhỏ, nhưng lại mang vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm với thế “tọa sơn quan thủy”, lưng dựa núi, trước mặt nhìn ra hồ sen bát ngát, xung quanh được bao bọc bởi những tán cây rừng dày đặc, xanh mát,… Quần thể di tích và danh thắng chùa Trầm đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1964.

Hàng năm, vào mùng 2/2 Âm lịch, người dân địa phương tưng bừng tổ chức Lễ hội chùa Trầm nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu cho cuộc sống an lành, thịnh vượng. Hội chùa Trầm xưa mang đậm nét văn hoá dân tộc với những trò chơi dân gian: đu tre, rối nước, cờ tướng, leo cột mỡ, đánh vật, chọi gà… Điều đặc biệt là vào dịp lễ hội chùa Trầm những năm gần đây, dân làng tổ chức lễ rước ảnh Bác Hồ, gợi nhớ tới năm xưa Bác từng bốn lần đến thăm chùa.

Lễ hội chùa Trầm là một điểm quan trọng trong du lịch Hà Nội, một địa chỉ văn hóa - lịch sử thu hút ngày càng nhiều du khách gần xa.

Lễ hội Dinh Cô Long Hải (10/2)

Lễ hội Dinh Cô Long Hải được ngư dân ở thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức rất long trọng tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Dinh Cô theo nghi thức cổ truyền. Đây là di tích vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia năm 1995 và được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thế quốc gia vào tháng 2/2023.

Khu di tích lịch sử - văn hóa Dinh Cô nhìn từ trên cao (Ảnh Mai Thắng)
Khu di tích lịch sử - văn hóa Dinh Cô nhìn từ trên cao (Ảnh Mai Thắng)

Lễ hội Dinh Cô (còn gọi là vía Cô), là một trong những lễ hội nước lớn nhất của ngư dân vùng biển Nam bộ. Lễ hội này thuộc loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu - Nữ thần, cũng là sự kết hợp của Lễ hội cầu ngư với tục thờ cúng Thần biển (Bà Thủy Long, cá voi).

Lễ hội Dinh Cô Long Hải được ngư dân ở thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức rất long trọng tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Dinh Cô theo nghi thức cổ truyền. Đây là di tích vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia năm 1995 và được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thế quốc gia vào tháng 2/2023.

Tương truyền cách đây 2 thế kỷ, một trinh nữ tên Lê Thị Hồng (tục danh Thị Cách), quê ở Tam Quan (Bình Định) hay theo cha vào vùng Bà Rịa, Gò Công buôn bán và rất yêu cảnh, mến người, không muốn rời xa vùng đất phía Nam.

Cô giàu lòng nhân ái, nhưng chẳng may bị lâm nạn tại Hòn Hang trong một lần theo cha ra biển. Khi đó, Cô vừa tròn 16 tuổi. Ngư dân địa phương đã chôn cất Cô trên đồi Cô Sơn và lập miếu thờ ngoài bãi biển. Sau nhiều năm, Cô về báo mộng giúp dân làng vượt qua nhiều khó khăn, dịch bệnh, giúp đỡ ngư dân có những chuyến đi biển thuận lợi, đầy tôm cá.

Đến năm 1930, để làm cho danh hiệu "Long Hải thần nữ bảo an chính trực, nương nương chi thần" thêm phần rạng rỡ, ngư dân Long Hải dời miếu Cô lên núi Kỳ Vân. Đây cũng là nơi Dinh Cô tọa lạc đến ngày nay.

Lễ hội Dinh Cô Long Hải được tổ chức long trọng trong 3 ngày (từ ngày 10 đến 12/2 Âm lịch) theo nghi thức cổ truyền và trở thành một trong những lễ hội lớn của người dân miền biển tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Theo quan niệm của người dân, lễ hội là dịp để tạ ơn cô sau một năm làm ăn và cầu cho mưa thuận, gió hòa, bình an bám biển.

Sáng sớm ngày 12/2 (Âm lịch) các ghe thuyên sẽ ra biển làm lễ Nghinh cô, các ghe được trang trí ngai, long vị Cô cùng các vị bô lão, cao niên trong ban tương tế với trang phục trang nghiêm. Sau khi ghe thuyền tiến ra chỗ nhắm chừng nơi Cô tử nạn ngày xưa thì sẽ bắt đầu nghi lễ rước cô và các vị thần linh về dinh ăn giỗ.

Trong Lễ hội Dinh Cô năm 2024 sẽ có trò múa lân (Ảnh Mai Thắng)
Trong Lễ hội Dinh Cô năm 2024 sẽ có trò múa lân (Ảnh Mai Thắng)

Trong những ngày diễn ra lễ hội có nhiều nghi thức quan trọng được thực hiện như: Cung thỉnh bài vị cá ông, Cung thỉnh bài vị của bà thủy tộc nương nương, cúng an vị, tiền hiền, tụng niệm cầu quốc thái dân an… Bên cạnh nghi thức trang trọng của phần lễ phần hội diễn ra với nhiều trò chơi dân gian sôi nổi như thi đan lưới, đi cà kheo trên cát, bóng chuyền bãi biển, múa lân, biểu diễn diều nghệ thuật … các hoạt động thu hút đông đảo người dân và du khách về tham dự.

Lễ hội Tây Thiên  (15/2 - 17/2)

Lễ hội Tây Thiên được tổ chức hằng năm để tưởng nhớ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, Chính Vương phi của Hùng Chiêu Vương thứ VII, người có công lớn trong việc giúp vua Hùng mở mang bờ cõi, dạy dân trồng lúa nước, chiêu mộ quân sĩ, xây dựng đất nước.

Lễ hội Tây Thiên là một trong những lễ hội truyền thống lớn tại Việt Nam, được tổ chức hàng năm tại Khu du lịch Tây Thiên, thuộc xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một trong những sự kiện văn hóa đặc sắc của tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan và tham gia mỗi năm.

Lễ rước kiệu tại Lễ hội Tây Thiên (Ảnh Tư liệu)
Lễ rước kiệu tại Lễ hội Tây Thiên (Ảnh Tư liệu)

Lễ hội Tây Thiên Xuân Giáp Thìn 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 24 - 26/3 (tức ngày 15-17/2 Âm lịch năm Giáp Thìn) tại Khu di tích danh thắng Tây Thiên, thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo.

Lễ hội năm nay có nhiều sự kiện văn hóa đặc sắc như Liên hoan hát văn, hát chầu văn tỉnh Vĩnh Phúc gắn với thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên; biểu diễn hát văn, hát chầu văn tại nhà Công quán đền Thượng Tây Thiên.

Phần hội có biểu diễn dân ca Soọng cô với sự tham gia của các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh và các huyện trong tỉnh Vĩnh Phúc. Hội chợ Thương mại - Du lịch trưng bày các sản phẩm OCOP và ẩm thực đặc trưng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Huyện Tam Đảo tổ chức lễ hội của đồng bào Sán Dìu gắn với lễ hội Tây Thiên; trình diễn tái hiện một số phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Sán Dìu, biểu diễn dân ca Soọng cô, trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động khác cũng được tổ chức như Giải vô địch bóng chuyền tỉnh Vĩnh Phúc; Giải bóng chuyền hơi, kéo co, cờ tướng các xã, thị trấn huyện Tam Đảo; Hội thi làm bánh chưng, bánh giầy huyện Tam Đảo; Hội trại văn hóa các xã, thị trấn huyện Tam Đảo...

Theo lịch sử, ngày 15/2 âm lịch là ngày giỗ của Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu - Chính Vương Phi của Hùng Chiêu Vương thứ VII. Người có công giúp Vua Hùng đánh đuổi giặc ngoại xâm, dạy dân trồng lúa, dệt tơ lụa trong buổi đầu dựng nước của dân tộc.

Huyện Tam Đảo yêu cầu các hộ kinh doanh trong Khu di tích cam kết niêm yết giá công khai và bán hàng theo đúng giá niêm yết, không chèo kéo khách gây mất trật tự; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường.

Theo lịch sử, ngày 15/2 âm lịch là ngày giỗ của Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu - Chính Vương Phi của Hùng Chiêu Vương thứ VII. Người có công giúp Vua Hùng đánh đuổi giặc ngoại xâm, dạy dân trồng lúa, dệt tơ lụa trong buổi đầu dựng nước của dân tộc.

Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn (19/2)

Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn là một trong những lễ hội dân gian mang đậm yếu tố tín ngưỡng tôn giáo của đạo Phật gắn liền với danh thắng Ngũ Hành Sơn (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng), đặc biệt là động Quan Âm - một động có chiều dài hơn 50m, chiều ngang khoảng 10m và cao từ 10 - 15m.

Lễ hội truyền thống Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn thu hút hàng ngàn Nhân dân và du khách tới tham dự (Ảnh tư liệu)
Lễ hội truyền thống Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được tổ chức vào tháng 2 Âm lịch hàng năm, thu hút hàng ngàn Nhân dân và du khách tới tham dự (Ảnh tư liệu)

Hằng năm, Lễ hội được diễn ra vào ngày 19 tháng 2 Âm lịch và kéo dài trong 3 ngày với phần lễ và phần hội. Đây là dịp để đạo hữu nói riêng, Nhân dân và du khách nói chung cầu cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, khơi dậy lòng từ bi, bác ái, hướng thiện trong mỗi con người, sự hòa hợp giữa Phật pháp với dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.

Cũng như bao lễ hội khác, Lễ hội Quán Thế Âm bao gồm hai phần: lễ và hội. Phần lễ mang đậm màu sắc lễ nghi Phật giáo hoà quyện với phần hội là những sinh hoạt văn hoá cổ truyền đậm tính nhân văn.

Nội dung phần lễ gồm: Lễ rước ánh sáng, Lễ khai kinh, Lễ trai đàn chẩn tế, Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quan thế âm và dân tộc, Lễ rước tượng Quan Âm

Ngoài các nghi lễ trên, còn có lễ tế Xuân (cúng Sơn Thuỷ, Thổ Thần) để cầu quốc thái dân an. Lễ thường được tổ chức vào đêm ngày 18. Nội dung giống như các lễ tế Xuân, Thu trong cả nước.

Riêng phần hội, được tổ chức sôi nổi với nhiều hoạt động phong phú: hội hoá trang, hát bội (tuồng), thi các môn: thi pháp, tranh thuỷ mặc, thả hoa đăng trên sông Cổ Cò, đua thuyền, lắc thúng chai, kéo co, bơi chải, thi nấu ăn chay, trang trí cổng trại, hát bài chòi, thiền trà, triển lãm tượng đá và hội thi điêu khắc đá của làng đá mỹ nghệ Non Nước… kéo dài trong suốt 3 ngày, 3 đêm trong khuôn viên chùa Quan Thế Âm, núi Kim Sơn và bên bờ sông Cổ Cò.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.